Số lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019 được thống kê qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.2. Số lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: Nghìn lượt người
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Khách trong nước 3.431 4.141 4.915
Khách quốc tế 1.326 1.721 2.166
Tổng cộng 4.757 5.862 7.081
(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng [2;409][3;417][4])
Số liệu thống kê của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho thấy sự tăng lên đáng kể trong số lượt khách đến du lịch tại Đà Nẵng. Số lượt khách du lịch trong giai đoạn 2017 – 2019 tăng từ 4.757 nghìn lượt lên 7.081 nghìn lượt, tương ứng là 48,85%. Trong đó, khách du lịch quốc tế tăng 840 nghìn lượt và khách du lịch trong nước tăng 1.484 nghìn lượt.
Qua từng năm, số lượt khách du lịch đến Đà Nẵng vẫn tăng đều. Năm 2017, số lượt khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 4.757 nghìn lượt, tăng 19,64%; trong đó khách trong nước đến thành phố Đà Nẵng tăng 20,28% còn khách du lịch quốc tế tăng 19,93% so với năm 2016. Số lượt khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2018 đạt 5.862 nghìn lượt, tăng 23,22%; trong đó, khách trong nước đạt 4.141 nghìn lượt, tăng 20,69%, khách quốc tế đạt 1.721 nghìn lượt, tăng 29,79% so với năm 2017. Năm 2019, số lượt khách du lịch đạt 7.081 nghìn lượt, tăng 20,79% so với năm 2108; trong đó, khách du lịch trong nước đạt 4.915 nghìn lượt, tăng 18,69%, khách quốc tế đạt 2.166 nghìn lượt, tăng 25,86%. Số liệu thống kê cho thấy số lượt khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng cũng có xu hướng tăng trưởng nhanh. Đặc biệt vào năm 2018, thành phố Đà Nẵng ghi nhận mức tăng trưởng cao trong số lượng khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, tốc độ tăng về số lượt khách du lịch năm 2019 của thành phố Đà Nẵng có dấu hiệu chậm hơn so với hai năm trước. Một phần là do những số liệu thống kê về lượng khách du lịch trong năm này mới chỉ là những con số mà Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng ước tính. Trên thực tế, con số này có thể sẽ cịn cao hơn.
Du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn này khai thác tốt thị trường khách du lịch truyền thống, nổi bật là khu vực Đông Bắc Á. Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến thành phố Đà Nẵng chủ yếu là khách từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Các thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia dù thuận lợi khai thác về nhiều mặt nhưng thành phố Đà Nẵng lại chưa thu hút hiệu quả. Các thị trường Tây Âu, Mỹ, Úc đến Đà Nẵng cũng có nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp theo nhận định của Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh. [31]
Trên cơ sở các số liệu đã có về doanh thu từ hoạt động du lịch và số lượt khách đến thành phố Đà Nẵng có thể tính tốn được mức chi tiêu trung bình của khách du lịch trong giai đoạn 2017 – 2019 bằng cách lấy doanh thu từ du lịch chia cho số lượt khách du lịch đến thành phố.
Biểu đồ 2.2. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: Triệu đồng/người
Từ biểu đồ có thể thấy, mức chi tiêu trung bình cho cả chuyến đi của khách du lịch tại Đà Nẵng năm 2019 có chuyển biến tích cực khi đạt 4,37 triệu đồng/người, tăng 6,5% so với năm 2018. Trong khi năm 2018, con số này chỉ tăng 0,55% so với năm 2017. Đây là mức tăng kỉ lục.
Theo Phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Sở Du lịch thành phố thống kê chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế tại Đà Nẵng trong năm 2019 theo khảo sát là khoảng 2,3 – 2,86 triệu đồng/người/ngày. Mức chi tiêu của khách du lịch trong nước là 1,4 – 1,72 triệu đồng/người/ngày. Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch tại thành phố Đà Nẵng là tương
4.07 4.1 4.37 3.9 3.95 4 4.05 4.1 4.15 4.2 4.25 4.3 4.35 4.4 N Ă M 2 0 1 7 N Ă M 2 0 1 8 N Ă M 2 0 1 9
đối cao khi mức chi tiêu trung bình của khách du lịch trên cả nước là 96 USD một ngày (khoảng 2,1 triệu đồng)[18][19] theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên con số này lại khá thấp khi so sánh với các nước khác trong khu vực và các tỉnh, thành phố khác trong nước như Hà Nội. Mức chi tiêu của du khách tại một số quốc gia như tại Singapore là 286 USD (khoảng 6,3 triệu đồng), Phuket (Thái Lan) là 239 USD (khoảng 5,26 triệu đồng), Bangkok (Thái Lan) là 173 USD (khoảng 3,8 triệu đồng), Hà Nội (Việt Nam) là 114 USD (khoảng 2,5 triệu đồng). [30]
2.2.2. Dịch vụ lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2019 phát triển khá ổn định, được biểu hiện thông qua doanh thu từ các cơ sở lữ hành và số lượt khách du lịch do các cơ sở lữ hành phục vụ.
Bảng 2.3. Doanh thu của các cơ sở lữ hành tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1.570 1.921 2.446
(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng [2;407][3;415][4])
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, doanh thu của các cơ sở lữ hành năm 2017 đạt 1.570 tỷ đồng, tăng 20,14% so với năm 2016. Năm 2018, doanh thu của các cơ sở trên địa bàn đạt 1.921 tỷ đồng, tăng 22,36% so với năm 2017 và doanh thu năm 2019 đạt 2.446 tỷ đồng, tăng 27,33% so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng trong doanh thu của các cơ sở lữ hành cho thấy dịch vụ lữ hành tại thành phố Đà Nẵng ở mức nhanh. Năm sau lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước.
Bảng 2.4. Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: Nghìn lượt người
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Khách trong nước 434 485 498
Khách quốc tế 663 1.026 1.556
Tổng cộng 1.097 1.511 2.054
(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng [2;409][3;417][4])
Số liệu thống kê về lượt khách mà các cơ sở lữ hành phục vụ vào năm 2018 cho thấy tốc độ tăng rất nhanh, đặc biệt đối với số lượt khách quốc tế. Năm 2018, số lượt khách các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 1.511 nghìn lượt, tăng 37,74% so với năm 2017. Trong đó, khách trong nước đạt 485 nghìn lượt, tăng 10,52%; khách quốc tế đạt 1.026 nghìn lượt, tăng 54,75%.
Tốc độ tăng trưởng nhanh này có được là do tháng 6 năm 2016 cây Cầu Vàng được khánh thành đã lọt vào top “100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới 2018” do tạp chí Times bình chọn. Điều này đã đưa thành phố Đà Nẵng thành trung tâm của truyền thông quốc tế về du lịch, hoạt động du lịch của Đà Nẵng tiếp tục sôi động. Xu hướng tăng trưởng nhanh vẫn tiếp tục ở năm 2019 khi số lượt khách được các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 2.054 nghìn lượt, tăng 35,94% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 1.556 nghìn lượt, tăng 51,65%; khách trong nước đạt 498 nghìn lượt, tăng 2.68%.
Cơ cấu khách du lịch mà các cơ sở lữ hành phục vụ cho thấy khách quốc tế chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Đây cũng là điều dễ hiểu khi khách du lịch trong nước có lợi thế hơn về ngơn ngữ, ít cần đến sự hỗ trợ của các cơ sở lữ hành. Trong khi đó, khách quốc tế do bất lợi về ngôn ngữ và khả năng tiếp cận thông tin nên cần tìm đến các dịch vụ lữ hành để chuyến đi của mình được sắp xếp và tổ chức có hiệu quả.
Hiện nay, sản phẩm du lịch của các cơ sở lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các tour du lịch 1 ngày đi đến các địa điểm du lịch trong nội thành hoặc các địa phương lân cận như bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, Hội An – Quảng Nam mà không phải là các tour du lịch dài ngày. Đây có thể là lý do giải thích vì sao số lượt khách du lịch mà các cơ sở lữ hành phục vụ tăng cao (35,94% trong năm 2019) nhưng doanh thu lại tăng chậm (27,33% năm 2019). Các tour du lịch dài ngày đến thành phố Đà Nẵng hiện nay, phần lớn cũng chỉ đi qua Đà Nẵng do thành phố Đà Nẵng nằm trên con đường di sản miền Trung, nối giữa Quảng Bình, Huế và Quảng Nam.
Để đánh giá chất lượng của dịch vụ lữ hành, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi trên 412 khách du lịch Việt Nam về mức độ hài lòng của họ với du lịch Đà Nẵng. Trong 412 người được hỏi, có 107 người du lịch Đà Nẵng theo hình thức đi tour và đã cho ý kiến của mình về mức độ hài lịng đối với dịch vụ lữ hành. Kết quả khảo sát được tổng hợp qua bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Mức độ hài lòng của khách du lịch về dịch vụ lữ hành tại thành phố Đà Nẵng
Đơn vị: Lượt đánh giá
Tiêu chí Rất khơng hài lịng Khơng hài lịng Bình thường Hài lịng Rất hài lịng Q trình đặt tour 0 2 55 29 21 Tổ chức chương trình tour 1 4 66 20 16
Hướng dẫn viên (nếu có) 2 7 22 16 18
Chất lượng các phương tiện
vận chuyển 0 6 35 42 24
Chất lượng của các cơ sở
lưu trú (nếu có) 3 9 27 25 19
Chất lượng các bữa ăn được
phục vụ trong tour 5 11 47 32 12
Đánh giá chung về chất
lượng dịch vụ lữ hành 2 6 34 43 22
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng và rất hài lòng về dịch vụ lữ hành nói chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là khá cao, đạt 65 lượt đánh giá, chiếm 60,75%. Trong khi đó, số lượt đánh giá khơng hài lịng và rất
khơng hài lịng là 8 lượt, chiếm 7,48%. Hầu hết khách du lịch đánh giá khơng hài lịng và rất khơng hài lịng với dịch vụ lữ hành đều cho lý do là chương trình tour thực tế khơng giống với những gì được quảng cáo.
Khi xem xét đến từng tiêu chí đánh giá có thể thấy, số khách du lịch không hài lịng và rất khơng hài lịng về hướng dẫn viên du lịch, chất lượng của các cơ sở lưu trú, chất lượng của các bữa ăn được phục vụ trong tour ở mức cao so với các tiêu chí cịn lại. Trong đó, số lượt đánh giá khơng hài lịng và rất khơng hài lòng về chất lượng các bữa ăn là cao nhất với 16 lượt, chiếm 14,96%, theo sau là hướng dẫn viên du lịch với 9 lượt đánh giá, chiếm 13,85% và chất lượng của các cơ sở lưu trú với 11 lượt đánh giá, chiếm 13,25%. Đây là những yếu tố mà các cơ sở lữ hành cần cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành trong tương lai.
Chất lượng của các phương tiện vận chuyển được khách du lịch đánh giá cao với 66 lượt đánh giá hài lịng và rất hài lịng, chiếm 61,68%. Q trình đặt tour và khả năng tổ chức chương trình tour của các cơ sở lữ hành được đánh giá ở mức bình thường.
Kết quả khảo sát này tuy khơng đủ để đánh giá chất lượng của tồn bộ dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhưng là cơ sở cho thấy vẫn tồn tại các cơ sở lữ hành hoạt động khơng chân chính, cung cấp các dịch vụ tour kém chất lượng để thu về lợi nhuận cao. Hoặc để cạnh tranh với các cơ sở lữ hành khác mà giảm giá tour, dẫn đến phải sử dụng cơ sở lưu trú, nhà hàng, hướng dẫn viên giá rẻ để giảm chi phí. Do đó mà phần lớn khách du lịch khơng hài lịng phản hồi rằng chất lượng tour khơng giống với những gì họ được nghe hoặc được quảng cáo.
2.2.3. Dịch vụ du lịch