Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 72 - 78)

giai đoạn 2017 - 2019

Kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2017 - 2019. Tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch của một đơn vị cấp tỉnh là doanh thu từ du lịch và số lượt khách du lịch năm sau phải cao hơn năm trước. Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2019 có thể thấy kinh tế du lịch địa phương đã đạt thành tựu tăng trưởng vượt bậc. Số lượt khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng và doanh thu từ các hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng ở mức tăng trưởng cao. Đặc biệt trong năm 2018, sau khi Cầu Vàng được đưa vào phục vụ du lịch, lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng tăng cao với mức tăng trưởng là 23,22% trong năm 2018 và 20,79% trong năm 2019. Doanh thu từ hoạt động du lịch cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trung bình trong cả giai đoạn 2017 – 2019 doanh thu từ du lịch của thành phố Đà Nẵng tăng 24,44%/năm. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tại thành phố Đà Nẵng năm 2019 cũng có mức tăng trưởng cao. Mức chi tiêu trung bình của du khách đến Đà Nẵng năm 2019 cao hơn cả mức chi tiêu trung bình của khách du lịch trên cả nước. Đây là một thành tựu lớn của du lịch thành phố Đà Nẵng.

Các dịch vụ lữ hành, dịch vụ du lịch (bao gồm dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng có doanh thu và số lượt khách phục vụ năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng của các dịch vụ cũng được khách du lịch đánh giá cao. Năm 2018 – 2019, thành phố Đà Nẵng ghi nhận sự tăng nhanh trong số lượt khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế mà các cơ sở lữ hành phục vụ. Mức tăng này lần lượt là 37,74% và 35,94% trong hai năm 2018 và 2019. Đối với dịch vụ lưu trú, doanh thu của các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn tăng đều qua từng năm. Cả giai đoạn 2017 – 2019, doanh thu của các cơ sở lưu trú đạt mức tăng trung bình 8,9%/năm. Các cơ sở lưu trú cũng

có sự nâng cao về chất lượng dịch vụ, trong đó chất lượng của các bữa ăn phục vụ tại các cơ sở lưu trú được du khách đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, doanh thu từ các hoạt động vận tải hành khách của thành phố Đà Nẵng luôn ở mức tăng trưởng khá. Trong hai năm 2018 và 2019, dịch vụ vận tải hành khách tăng lần lượt 9,76% và 8,18% so với năm trước. Hệ thống cảng biển và sân bay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng đã được nâng cấp về quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng khả năng tiếp nhận du khách, nâng cao hiệu quả phục vụ khách du lịch. Các dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí cũng đạt được những thành tựu phát triển. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ ăn uống của thành phố Đà Nẵng năm 2019 tăng trưởng cao với mức tăng trưởng là 31,34% so với năm 2018. Con số này trong năm 2018 là 14,68% so với năm 2017. 80,83% khách du lịch được khảo sát cũng đã đánh giá hài lòng và rất hài lịng với tiêu chí “sự phong phú của các nhà hàng và món ăn đặc sản”. Về các khu vui chơi, giải trí, thành phố Đà Nẵng 2018 ghi nhận sự thành công khi đưa Cầu Vàng vào phục vụ du lịch. Cầu Vàng trở thành một điểm đến độc đáo chỉ có ở thành phố Đà Nẵng, thu hút nhiều khách du lịch, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng. Đây là những biểu hiện tốt cho thấy thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế du lịch.

Thành phố Đà Nẵng cũng đạt được những thành tựu ban đầu trong việc triển khai đa dạng hố các sản phẩm du lịch, trong đó nổi bật nhất là du lịch MICE. Năm 2017, thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở khai thác được các tiềm năng về cơ sở lưu trú và điểm đến du lịch, đã tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC 2017, tạo dấu ấn mạnh mẽ về du lịch thành phố cũng như là cơ hội để quảng bá thương hiệu MICE của Đà Nẵng ra thế giới. Những thành tựu trong việc triển khai du lịch MICE đã giúp cho du lịch thành phố Đà Nẵng

phát triển ngay cả trong những mùa thấp điểm, tạo thêm một nguồn thu từ du lịch cho thành phố.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, quá trình phát triển kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng còn ghi nhận sự tham gia của cả cộng đồng và người dân địa phương. Điều này cho thấy người dân Đà Nẵng đã nhận thức được vai trò quan trọng mà du lịch đem lại cho nền kinh tế thành phố và vai trò của bản thân mình trong việc đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế du lịch địa phương. Sự tham gia của cộng đồng vào việc phát triển kinh tế du lịch đã tạo ra một sức mạnh tập thể, từ bộ máy chính quyền đến người dân, là bàn đạp để du lịch Đà Nẵng đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong tương lai.

Thành tựu này có được là do chính quyền các cấp đã xác định đúng thế mạnh của thành phố Đà Nẵng trong lĩnh vực du lịch. Từ đó, các chính sách, chương trình phát triển đều được xây dựng nhất quán, tập trung vào phát triển kinh tế du lịch với mục tiêu biến thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Sự nhất quán trong chính sách và hành động của chính quyền các cấp là một lý do khiến du lịch của thành phố Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Bên cạnh sự thành công trong việc xây dựng các chính sách phát triển, nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn lớn vào lĩnh vực du lịch cũng là yếu tố giúp thành phố Đà Nẵng đạt được thành công này. Các tập đồn và các cơng ty lớn, điển hình là Tập đồn Sun Group đã đầu tư xây dựng khu du lịch Bà Nà Hills và Cầu Vàng – một trong những điểm đến thu hút khách du lịch của thành phố Đà Nẵng, tạo điều kiện để thành phố Đà Nẵng tăng trưởng ngành du lịch. Sự đồng lòng của cả tập thể, từ lãnh đạo thành phố đến người dân địa phương cũng đóng góp nhiều vào sự phát triển chung về kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu, việc phát triển kinh tế du lịch tại thành phố Đà Nẵng vẫn tồn tại một số hạn chế.

Một trong các tiêu chí của sự tăng trưởng là thời gian lưu trú của khách du lịch năm sau dài hơn năm trước. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2019 phản ánh xu hướng giảm dần trong thời gian lưu trú của du khách. Năm 2019, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế là 1,92 ngày trong khi con số này trong năm 2018 là 1,95 ngày. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch trong nước là 1,67 ngày vào năm 2019 và 1,69 ngày vào năm 2018. Đây là một trong những hạn chế cho thấy du lịch thành phố Đà Nẵng đang dần mất đi sức hút đối với khách du lịch. Thị trường khách du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay cịn ít, chủ yếu tập trung ở các nước Đông Bắc Á, trong đó nhiều nhất là khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc. Các thị trường Tây Âu, Mỹ, Úc… rất có tiềm năng nhưng lại chưa thu hút được nhiều khách du lịch.

Chất lượng của các dịch vụ lữ hành được đánh giá dựa vào các tiêu chí: (1) quy trình đặt tour, (2) khả năng tổ chức chương trình tour, (3) hướng dẫn viên, (4) chất lượng của các phương tiện vận chuyển, (5) chất lượng của các cơ sở lưu trú, (6) chất lượng của các bữa ăn được phục vụ trong tour. Tuy nhiên, theo đánh giá của những khách du lịch tham gia khảo sát có thể thấy: dịch vụ lữ hành được cung cấp bởi một số công ty đang gặp vấn đề về hướng dẫn viên, chất lượng của các cơ sở lưu trú cũng như chất lượng của các bữa ăn trong tour. Nhìn chung, chất lượng của một số dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có chất lượng tour không thoả mãn được nhu cầu của khách du lịch, làm hạn chế sự phát triển của kinh tế du lịch địa phương.

Một số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có chất lượng phịng và trang thiết bị còn kém trong khi đây là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của một cơ sở lưu trú. Bên cạnh đó, các vấn đề vệ sinh ở

một số cơ sở lưu trú cũng bị khách du lịch đánh giá thấp. Đối với một cơ sở lưu trú, các vấn đề về chất lượng phòng và trang thiết bị cũng như vấn đề vệ sinh là những vấn đề đặc biệt quan trọng, phải luôn chú ý nâng cao chất lượng các vấn đề này để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Qua khảo sát ý kiến của khách du lịch, một số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn gặp hạn chế trong việc nâng cấp phòng nghỉ, trang thiết bị và đảm bảo vệ sinh chung.

Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển là số lượng lao động du lịch phải thoả mãn tốc độ phát triển ngành du lịch địa phương. Tuy nhiên, thực trạng nguồn lao động du lịch hiện nay của thành phố Đà Nẵng cho thấy thành phố khơng có đủ nhân lực phục vụ du lịch. Tỷ lệ lao động phục vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng ở trình độ trung học phổ thơng và chưa tốt nghiệp đại học cịn cao và có đến 15 – 30% lao động đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc du lịch không đáp ứng được nhu cầu của công việc. Nguồn nhân lực du lịch cịn thiếu tính chuyên nghiệp, không đủ khả năng ngoại ngữ để phục vụ khách quốc tế.

Thành phố Đà Nẵng còn gặp nhiều hạn chế trong việc triển khai các sản phẩm du lịch. Một số sản phẩm du lịch có hiệu quả triển khai chưa cao. Hiện nay sản phẩm du lịch văn hoá của thành phố Đà Nẵng chưa thực sự thu hút được sự chú ý và quan tâm của khách du lịch. Trong khi đó, sản phẩm du lịch đường sơng cịn thiếu nguồn vốn đầu tư để xây dựng các bến tàu mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các làng nghề, làng quê còn thiếu chuyên nghiệp trong phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch tại đây cịn mang nhiều tính tự phát. Thành phố Đà Nẵng cịn chưa có những sản phẩm lưu niệm đặc trưng khiến cho sản phẩm du lịch mua sắm, giải trí chưa có nhiều điều kiện để phát triển. Các sản phẩm du lịch về đêm cịn ít khiến cho thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn lại.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)