Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế du lịch tại thành phố Đà Nẵng đến năm

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 80 - 83)

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế du lịch tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 Đà Nẵng đến năm 2030

Trên cơ sở xác định du lịch ở vị trí hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đà Nẵng, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định xác định mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế du lịch tại địa phương này trong tương lai. Trong đó ngày 18 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 393 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định của Thủ tướng đã xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn tới, trong đó bao gồm cả các mục tiêu và phương hướng để phát triển kinh tế du lịch. [16] Mục tiêu tổng quát được xác định là xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đơng Nam Á với vai trị là trung tâm về du lịch, thương mại và đổi mới sáng tạo. Trong đó, phương hướng phát triển kinh tế du lịch là phát triển dịch vụ du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, bao gồm việc nghiên cứu quy hoạch và đầu tư xây dựng Vịnh Đà Nẵng với kiến trúc và dịch vụ đặc sắc tạo điểm nhấn cho Đà Nẵng; phát triển cảng biển, hàng khơng phục vụ du lịch. Các nhóm sản phẩm du lịch chính được định hướng phát triển trong giai đoạn tới là: du lịch biển với các mơ hình nghỉ dưỡng đa dạng; du lịch MICE thúc đẩy bởi việc tổ chức sự kiện quốc tế và mơi trường kinh doanh có năng lực cạnh tranh cao và du lịch sinh thái, tìm hiểu lịch sử, văn hố vùng cùng với loại hình dịch vụ vui chơi giải trí có hoạt động cá cược theo quy định, đa dạng hoá thị trường khách du lịch.

Bốn trọng tâm đầu tư du lịch chính là: (1) đầu tư phát triển bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch sinh thái cao cấp, đồng thời gắn kết du lịch với bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng sinh học; (2) đầu tư Vịnh Đà Nẵng thành “đơ thị biển” mang tính chất độc đáo, tạo nên điểm nhấn về kiến trúc và dịch vụ; (3) phát triển khu trung tâm thành phố (downtown), phố mua sắm và nhà hàng

truyền thống; (4) đầu tư phát triển các dự án vui chơi, giải trí, điểm du lịch ngoại vi và liên kết vùng.

Để quá trình phát triển kinh tế du lịch tại thành phố Đà Nẵng đạt được hiệu quả cao, các ngành và lĩnh vực khác có liên quan đến du lịch cũng được xây dựng phương hướng phát triển phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch, cụ thể: mở rộng và chuyển đổi Cảng Tiên Sa thành Cảng du lịch quốc tế, sớm hoàn thành các dự án đường bộ kết nối các vùng để phục vụ phát triển du lịch, đồng thời tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cao khả năng khai thác cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng công suất tối đa 28 – 30 triệu khách/năm; nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông đường sông, cải tạo các cảng trên sông Hàn phục vụ du lịch; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực phục vụ cho du lịch; kêu gọi tư nhân đầu tư phát triển mới một số môn thể thao như: thể thao golf, thể thao biển, thể thao trên không, phù hợp với điều kiện của thành phố để thu hút khách du lịch.

Định hướng phát triển kinh tế du lịch đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ tập trung tăng lượng khách phân khúc chất lượng cao; đa dạng hoá thị trường khách quốc tế, hạn chế phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Thành phố Đà Nẵng sẽ tăng cường khai thác và mở rộng thị trường gồm Nga, Ấn Độ, Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Âu, tiếp tục khai thác thị trường Hàn Quốc (tập trung khách công vụ, nghỉ dưỡng, đánh golf), Trung Quốc (tập trung dòng khách chi tiêu cao), Nhật Bản, Hồng Kơng, Đài Loan,… Bên cạnh đó, thành phố sẽ tăng cường cơng tác liên kết các địa phương trong nước, đặc biệt là bốn địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội và các tỉnh, thành, vùng duyên hải miền Trung để kết nối phát triển các sản phẩm du lịch.

Các mục tiêu cụ thể mà Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đặt ra cho du lịch Đà Nẵng năm 2020 đó là đón 8,9 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, khách

quốc tế đạt 3,55 triệu lượt; tổng thu từ du lịch đạt 34.740 tỷ đồng; lao động ngành du lịch năm 2020 khoảng 38.300 lao động trực tiếp [13]. Các mục tiêu mà Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đặt ra là hồn tồn có cơ sở, dựa vào tốc độ tăng trưởng du lịch hiện tại và các tiềm năng du lịch cịn có thể phát triển của thành phố. Tuy nhiên thành phố Đà Nẵng vẫn cần một hệ thống các giải pháp để khắc phục những hạn chế vẫn còn tồn tại đồng thời tận dụng và khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế du lịch tại địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)