Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 87 - 90)

Do các vấn đề về nguồn nhân lực mà hiện nay thành phố Đà Nẵng gặp hạn chế trong việc phát triển kinh tế du lịch địa phương. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng cần đầu tư nhân lực theo hướng chuyên nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng cần được triển khai từ hai phía: từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và từ phía các doanh nghiệp để giải quyết triệt để vấn đề này.

Từ phía cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Cần sớm ban hành các tiêu

chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn cần thiết cho hoạt động du lịch để các cơ sở đào tạo trên cơ sở đó có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Người lao động từ đó cũng có định hướng phấn đấu, nâng cao trình độ chun mơn của bản thân. Tăng cường công tác dự báo, nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của thị trường trong giai đoạn tới để có phương hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và chuyên môn cao cho Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Hiệp hội Du lịch nhằm đảm bảo đội ngũ quản lý có đủ khả năng để thực hiện cơng tác quản lý du lịch trong tình hình mới. Thành phố Đà Nẵng nghiên cứu mời các chuyên gia về quản lý du lịch ở trong và ngồi nước tham gia các cơng tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch, cử các cán bộ quản lý ở địa phương tham gia vào các khoá tập huấn, đào tạo chuyên sâu về du lịch.

Nâng cao ý thức của doanh nghiệp phục vụ du lịch trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lao động ngành du lịch. Trong cơng tác đào tạo, khuyến khích sáng tạo, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Làm việc với các cơ sở đào tạo để chuẩn hố chương trình đào tạo phù hợp với Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam và Bộ tiêu chuẩn chung ASEAN.

Do nguồn nhân lực du lịch mới ra trường của thành phố Đà Nẵng thiếu kĩ năng thực tế nên thành phố Đà Nẵng nghiên cứu, khuyến khích các hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch để nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho sinh viên tăng khả năng thực hành ứng dụng và đáp ứng được yêu cầu công việc ngay khi vừa ra trường, vừa

đảm bảo cung cấp được nhân lực đủ điều kiện cho ngành du lịch địa phương, vừa giúp các doanh nghiệp không mất thời gian đào tạo lại nhân lực. Tuyên truyền cho người dân về văn hoá du lịch, văn hoá ứng xử, thường xuyên thân thiện, vui vẻ với du khách, làm sao để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.

Bên cạnh đó, để đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch đang hoạt động trên địa bàn, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn nghiệp vụ và ngoại ngữ của người quản lý; kiểm tra trình độ của hướng dẫn viên, thuyết minh viên, lái xe, lái tàu… Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng có thể nghiên cứu đưa phần mềm thống kê vào sử dụng để theo dõi số lượng cũng như bằng cấp, chứng chỉ của nhân sự trong các khách sạn và của hướng dẫn viên du lịch hoạt động trên địa bàn giúp thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của các đối tượng này.

Từ phía các doanh nghiệp: Cần đánh giá kết quả công việc của nhân

viên theo Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam, bao gồm: kỹ năng cá nhân, kỹ năng làm việc, kết quả thực hiện công việc. Sau khi đánh giá, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại lao động theo tiêu chí phù hợp hay khơng phù hợp để từ đó có kế hoạch đào tạo hoặc luân chuyển nhân sự đến vị trí phù hợp hơn.

Trong q trình làm việc, doanh nghiệp phải xây dựng các cơ chế thưởng, phạt hợp lý vừa giúp người lao động nỗ lực trong công việc, vừa là cơ hội để tạo ra sự cạnh tranh một cách lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp, giúp nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để tạo sự thoải mái cho người lao động trong q trình làm việc và cảm thấy gắn bó với cơng việc của mình. Tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn do thành phố tổ chức, nâng cao năng lực nghề nghiệp. Phối

hợp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố để tiếp nhận sinh viên, người lao động tới thực tập góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)