Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số tỉnh trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 38 - 41)

nước

a. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại tỉnh Khánh Hoà

Khánh Hoà là tỉnh phát triển nhanh về du lịch, trong đó có du lịch biển. Sở hữu bãi biển dài 385km với hệ thống đảo gần 200 đảo lớn nhỏ, Nha Trang được xác định là trung tâm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Khánh Hoà.

Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo, ban lãnh đạo tỉnh Khánh Hồ đã đẩy mạnh các chính sách, chủ trương nhằm phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà như: xây dựng hệ thống giao thông hiện đại về đường sắt, đường bộ, hàng không, mở nhiều tuyến đường cao tốc đồng thời

đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quốc tế và trong nước quan trọng tại Nha Trang. Nha Trang đã trở thành địa điểm tổ chức các chương trình và cuộc thi nổi tiếng như cuộc thi Hoa hậu Hồn vũ Việt Nam. Thơng qua đó, Nha Trang quảng bá được hình ảnh về du lịch địa phương. Để phát triển du lịch biển, Nha Trang cũng là một trong những thành phố đầu tiên ở Việt Nam triển khai thành cơng các trị chơi thể thao trên biển giúp tăng sức hút cho du lịch biển địa phương. Sự nhanh nhẹn trong thực hiện các chính sách đã giúp tỉnh Khánh Hoà phát triển du lịch biển tại Nha Trang.

Bên cạnh du lịch biển, tỉnh Khánh Hồ cịn cho triển khai phát triển du lịch văn hố khi địa phương vẫn cịn giữ lại nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chămpa. Các tài nguyên du lịch nhân văn như: Tháp Bà Ponagar, di tích lưu niệm nhà bác học A.Yersin, Viện hải dương học, chùa Long Sơn, Bảo tàng A.Yersin cũng được tỉnh Khánh Hoà khai thác để đa dạng các sản phẩm du lịch.

Sự thành công trong phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Khánh Hoà cho thấy sự đúng đắn trong các chủ trương, chính sách mà tỉnh đã xây dựng. Cùng với đó, sự nhanh nhạy trong việc cập nhật xu hướng phát triển là các kinh nghiệm mà các địa phương khác có thể học tập từ Khánh Hồ.

b. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, do đó thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tranh thủ mọi nguồn lực tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hoá, cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao được đưa vào sử dụng, làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất của tỉnh Quảng Ninh vẫn là thành phố Hạ Long. Tận dụng lợi thế của Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh phát triển các

tour du lịch trên du thuyền, cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng và thăm quan Vịnh. Nhiều du thuyền trên Vịnh Hạ Long đạt tiêu chuẩn 5 sao, cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú khác như: tổ chức hội thảo, đám cưới hoặc các hoạt động xây dựng tinh thần tập thể của các doanh nghiệp. Ngoài ra, trên Vịnh Hạ Long cịn có các đơn vị cung cấp các dịch vụ như: chèo thuyền kayak, leo núi, lặn biển,… Bên cạnh Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh còn đầu tư phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng tại Bãi Cháy. Đây cũng là một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch.

Đặc biệt, Quảng Ninh rất quan tâm đến việc phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương, giúp người dân có việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong đó phải kể đến sản phẩm du lịch cộng đồng, trải nghiệm, tìm hiểu các nét văn hố của cư dân địa phương tại làng q n Đức. Đây là mơ hình du lịch cộng đồng khá thành cơng và được du khách đánh giá cao. Sự mộc mạc, bình dị của con người và làng quê Yên Đức đã thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm quan.

Tuy nhiên có một thực tế hiện nay ở một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, việc bảo vệ cảnh quan môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Sự gia tăng ngày càng nhanh khách du lịch kéo theo việc xuất hiện tràn lan các cơ sở dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách đã dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên, năng lượng, gây tác động xấu đến môi trường xung quanh. Mặc dù để có mơi trường du lịch tốt, những năm qua các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, tổ chức các buổi tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng nếp sống văn minh tại các điểm du lịch. Thế nhưng việc bảo vệ môi trường ở một số nơi vẫn chưa đi vào nề nếp. Tình trạng rác thải vẫn là một vấn đề nóng. Điều này bộc lộ rõ nhất vào các mùa cao điểm khi lượng khách đến với các điểm du lịch đông.

Đặc biệt, một số điểm du lịch tại các tuyến đảo, tình trạng này thường xuyên xảy ra.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)