Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 65 - 68)

Theo báo cáo về tình hình lao động – việc làm năm 2018 của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, hiện nay tồn ngành du lịch có trên 40.000 lao động, trong đó khối lưu trú có 17.334 lao động, khối nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống có 7.140 lao động, khối các điểm du lịch có 2.174 lao động, hướng dẫn viên có 4.274 người, 2.226 lái xe và khối cán bộ quản lý du lịch là 278 người.

[6]

Tuy nhiên theo đánh giá của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, đến năm 2020, Đà Nẵng cần trên 6.000 hướng dẫn viên du lịch và 3.200 lao động làm việc ở khối các điểm du lịch [13]. Như vậy, thành phố Đà Nẵng đang thiếu hụt một lượng lớn lao động phục vụ cho du lịch.

Thạc sĩ Lê Thị Thanh Huyền đã viết trong bài nghiên cứu của mình được đăng trên tạp chí Lý luận chính trị năm 2017: có 60% - 80% nhân lực tại thành phố Đà Nẵng hiện nay đáp ứng được yêu cầu công việc, tuỳ vào từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, có khoảng 15 – 20% số nhân viên trong lĩnh vực lưu trú, gần 30% số nhân viên trong lĩnh vực lữ hành chưa đáp ứng được các u cầu cơng việc. Về trình độ của lao động, theo khảo sát lao động du lịch năm 2017 cho thấy, tỷ lệ lao động có trình độ đại học khá cao (21,57%), trình độ cao đẳng là 12,66%, trung cấp là 14,78%, trình độ sau đại học là 0,74%. Thực tế ngành du lịch là ngành dịch vụ với một số vị trí là lao động giản đơn, làm các cơng việc về buồng phịng, tạp vụ, bảo vệ. Vì thế mà tỷ lệ lao động có trình độ văn hố ở mức trung học phổ thông và chưa tốt nghiệp đại học là khá cao, chiếm trên 50% tổng số lao động của ngành. [9]

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, 412 khách du lịch đã tham gia khảo sát được hỏi về đánh giá của họ với nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng.

Bảng 2.10. Đánh giá của khách du lịch về nhân lực du lịch Đà Nẵng

Đơn vị: Lượt đánh giá

Tiêu chí Rất khơng hài lịng Khơng hài lịng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Nhân viên khách sạn, nhà hàng, điểm đến 18 39 136 117 102 Hướng dẫn viên du lịch 23 32 122 141 94 Người bán hàng rong, xích lơ, tài xế… 10 16 145 138 103

Người dân địa phương 6 22 90 164 130

Đánh giá chung về nhân

lực du lịch 24 41 131 120 96

Nhìn chung, mức độ hài lịng của du khách đối với nhân lực du lịch thấp hơn so với dịch vụ lưu trú và dịch vụ lữ hành. Nhân lực phục vụ du lịch có mức đánh giá khơng hài lịng và rất khơng hài lịng là 65 lượt, chiếm 15,78%. Lý do khách du lịch đánh giá khơng hài lịng với yếu tố này là do nhân viên

trong lĩnh vực du lịch thiếu chun mơn dẫn đến q trình giải đáp thắc mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh cho du khách gặp nhiều khó khăn. Các thắc mắc và vấn đề này không được giải quyết một cách thoả đáng khiến cho khách du lịch cảm thấy không thoải mái. Số lượng khách du lịch được khảo sát khơng hài lịng với nhân viên nhà hàng, khách sạn và ở các điểm du lịch là 57 người, chiếm 13,83%; đối với hướng dẫn viên du lịch là 55 người, chiếm 13,35%.

Kết quả khảo sát còn cho thấy khách du lịch tại thành phố Đà Nẵng có thái độ tích cực với người dân địa phương và người lao động làm trong các lĩnh vực phục vụ du lịch khi có 294 lượt đánh giá từ hài lịng trở lên với người dân địa phương, chiếm 71,56%. Con số này với người lao động trong lĩnh vực khác phục vụ du lịch là 241 lượt, chiếm 58,5%.

Như vậy, cộng đồng địa phương hiện nay cũng đã có những nhận thức tích cực về vai trị của mình trong việc phát triển kinh tế du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Cùng với lực lượng lao động chính trong các cơ sở lưu trú, lữ hành, các điểm du lịch, người dân Đà Nẵng cũng cùng góp phần tạo ra một nguồn nhân lực thân thiện, cởi mở và hiếu khách phục vụ cho sự phát triển kinh tế du lịch địa phương.

2.2.5. Sản phẩm du lịch

Được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên về du lịch, thành phố Đà Nẵng có đủ điều kiện để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Trong đó, thành phố Đà Nẵng xác định phát triển các sản phẩm du lịch chính bao gồm: du lịch biển chất lượng cao; du lịch văn hoá; du lịch sinh thái; du lịch mua sắm, giải trí, cơng vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)