Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 78 - 80)

Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng, một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến những hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn vừa qua được xác định là:

Thứ nhất, chính sách phát triển các sản phẩm du lịch thành phố Đà Nẵng

chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả triển khai các sản phẩm du lịch này chưa cao. Các chính sách phát triển này mới chỉ ra phương hướng phát triển chứ chưa có những chỉ đạo cụ thể về hành động do đó các đơn vị liên quan gặp khó khăn trong việc thi hành và thực hiện. Làng nghề, làng quê và các lễ hội thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng phát triển nhưng các chính sách sách đầu tư cịn nhiều hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc phát triển.

Thứ hai, thiếu hụt nguồn vốn cho các hoạt động xây dựng, nâng cấp và

phát triển các điểm đến du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các chính sách thu hút vốn đầu tư chưa được hoàn thiện cũng như các thủ tục hành chính cịn rườm rà dẫn đến các chủ đầu tư gặp khó khăn và cịn e ngại trong quá trình quyết định và tiến hành đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao. Sự thiếu hụt trong nguồn vốn đầu tư đã khiến các dự án xây dựng khu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật như bến tàu bị chậm tiến độ, một số hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch, đào tạo nhân lực thiếu ngân sách để tiến hành.

Thứ ba, nguồn lao động phục vụ du lịch không đáp ứng kịp tốc độ phát

triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo nguồn lao động chưa được quan tâm đúng mức. Lao động mới ra trường trong lĩnh vực du lịch thiếu kỹ năng thực tế là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong việc phát triển kinh tế du lịch địa phương. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của một số cán bộ và nhân dân còn chậm đổi mới, chưa năng động, sáng tạo.

Thứ tư, hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch chưa đạt được hiệu quả

cao do chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch chưa hồn thiện. Cơng tác nghiên cứu về thói quen và sở thích của từng thị trường khách du lịch chưa kịp thời, chất lượng thấp gây ra sự thiếu hiệu quả trong các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong quảng bá và xúc tiến du lịch thành phố chưa cao. Đây là nguyên nhân khiến thành phố Đà Nẵng khó mở rộng thị trường khách du lịch do thông tin về du lịch Đà Nẵng không tiếp cận được với thị trường du khách tiềm năng.

Thứ năm, cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố Đà Nẵng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật của một số cơ sở lưu trú, dẫn đến sự không hài lòng của du khách đối với dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố. Một số điểm đến du lịch do thiếu các cơ sở vật chất kỹ thuật nên thiếu điều kiện để phát triển. Cơ sở hạ tầng về giao thơng chưa hồn thiện nên việc liên kết với các vùng lân cận gặp khó khăn, gây ra những hạn chế trong việc phát triển kinh tế du lịch địa phương. Quy mô của các cảng hàng khơng, cảng biển cịn nhỏ dẫn đến khó khăn trong tiếp nhận khách du lịch.

Thứ sáu, môi trường du lịch thành phố Đà Nẵng bị ô nhiễm ở một số nơi.

Ý thức của khách du lịch về bảo vệ mơi trường sinh thái cịn kém dẫn đến tình trạng tồn đọng rác thải rắn trên bãi biển và tại các khu du lịch. Tình trạng xả thải bừa bãi vào mùa mưa làm môi trường ô nhiễm nặng nề, nhất là môi trường biển, do đó làm xấu hình ảnh của du lịch Đà Nẵng và khiến khách du lịch e ngại khi lựa chọn đây làm điểm đến du lịch. Các vấn đề về môi trường nếu không được giải quyết sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng trong tương lai do môi trường sinh thái bị huỷ hoại.

Thứ bảy, sự quản lý của các cơ quan nhà nước tại địa phương đối với các

hoạt động dù được diễn ra thường xuyên nhưng vẫn chưa đủ rà soát, kiểm tra và xử lý các cơ sở lữ hành, cơ sở lưu trú vi phạm. Các dự án đầu tư vì thiếu sự giám sát nên bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch địa phương.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, khoá luận tập trung nghiên cứu các điều kiện để phát triển kinh tế du lịch tại thành phố Đà Nẵng, phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2019 trên các khía cạnh: doanh thu và khách du lịch, dịch vụ lữ hành, dịch vụ du lịch (dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác), nguồn nhân lực du lịch và sản phẩm du lịch. Trên cơ sở những phân tích đó với các tiêu chí đánh giá sự phát triển xác định ở chương 1, khoá luận đã đánh giá được những thành tựu mà thành phố Đà Nẵng đã đạt được và chỉ ra những hạn chế cịn tồn tại cũng như tìm ra nguyên nhân của các hạn chế đó qua việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch của một đơn vị cấp tỉnh để có cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)