- Kế hoạch hóa sức lao động
b) Công tác bồi dƣỡng
Bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, song cũng cần phải có mục đích, kế hoạch khi thực hiện. Qua nghiên cứu thực tế từ phía GV, công tác bồi dưỡng cần tập trung vào một số nội dung sau:
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học…
+ Có thể được thực hiện qua chương trình tập huấn ngắn hạn do các dự án tài trợ hoặc do tỉnh, trường tổ chức. Các chương trình bồi dưỡng nên tập trung vào những chuyên đề mà nhiều GV còn gặp khúc mắc, còn có nhiều ý kiến khác nhau hoặc một số vấn đề mới thuộc chuyên ngành, đang được xã hội quan tâm…
+ Hàng năm, các bộ môn, khoa cần nghiên cứu, chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình tập huấn để nâng cao trình độ, năng lực cho GV.
- Kèm cặp chuyên môn nghiệp vụ:
Đây là cách tốt nhất đối với những GV trẻ, mới vào nghề, kể cả khi đã hết thời gian thử việc. Việc kèm cặp sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng khi được tạo lập có kế hoạch với sự tham gia của số GV nhiều kinh nghiệm cùng chuyên ngành.
Ngay từ đầu năm, các bộ môn, khoa lập danh sách, thỏa thuận và giao nhiệm vụ kèm cặp những thành viên còn hạn chế về chuyên môn cho các GV có năng lực, coi đây là một hoạt động vừa mang tính tương trợ, vừa mang tính trách nhiệm. GV được phân công kèm cặp cần giúp GV trẻ về các mặt sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Thảo luận những nội dung chuyên môn sâu hơn cho mỗi bài giảng, mỗi chương, học phần.
+ Hệ thống câu hỏi lượng giá có hiệu quả cho mỗi bài học; hệ thống hóa kiến thức kỹ năng cho mỗi chương, mỗi học phần; cách thức ra đề kiểm tra, đề thi.
+ Tài liệu để nghiên cứu, học hỏi. + Kỹ thuật thiết kế giáo án điện tử
+ Phương pháp giảng dạy được sử dụng trong tiết học, mỗi phần. + Phương pháp tổ chức, quản lý tiết học có hiệu quả.
+ Công tác chủ nhiệm lớp, xử lý một số tình huống bất thường. + Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS-SV.
+ Các hoạt động tập thể, mối quan hệ với các đồng nghiệp…