- Đánh giá giờ giảng của G
b) Những nội dung cơ bản của việc “xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường”
3.4.1. Về tính cần thiết của các biện pháp
Khi đánh giá mức độ cần thiết của 6 biện pháp đã nêu, cả 2 khối đều có sự đánh giá thống nhất như sau: BP 3 ở vị trí 1, BP 6 ở vị trí 2, BP 5 ở vị trí 5; BP 2 và 4 có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy, cả hai khối đều có sự nhìn nhận khá tương đồng về tính cần thiết cũng như mức độ ưu tiên của từng biện pháp quản lý mà tác giả đã đề xuất. Tuy nhiên, khối cán bộ QL có thể cho rằng, việc tuyển dụng nhân lực (bác sỹ) khó khăn chủ yếu là do thiếu nguồn cung cấp nên BP 2 được xếp ở vị trí 5. Với BP 4, khối cán bộ QL đánh giá cần thiết hơn 2 bậc so với khối GV. Điều này khá dễ hiểu, vì khối QL nhìn nhận được tính cấp thiết của BP này. Song, với khối GV, về mặt tâm lý, có lẽ còn băn khoăn về công tác đánh giá, nhất là hình thức HS- SV đánh giá GV (5,9% cho là không cần thiết).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua đó, có thể nhận thấy: Trường cần thu hút đông đảo GV tham gia vào việc góp ý, điều chỉnh các kế hoạch, quy trình, văn bản, ...; xác định một cách hợp lý hơn về mức độ ưu tiên của các biện pháp để triển khai có hiệu quả các hoạt động quản lý GV.
Kết quả khảo nghiệm đã chứng minh cả 6 biện pháp mà tác giả đề xuất đều có cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thực tế và cần thiết đối với yêu cầu phát triển của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015.