Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 56 - 59)

- Kế hoạch hóa sức lao động

2.3.4.Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhiều năm gần đây, trường đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, coi đây là giải pháp hàng đầu trong việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng quy mô, mục tiêu phát triển nhà trường. Trường đã xây dựng và ban hành Quy định về tiêu chuẩn cử CB, CNV đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Căn cứ Quy định này, vào tháng 9 hàng năm, căn cứ nhu cầu nâng cao năng lực của đơn vị, đơn xin đi học của các cá nhân và Thông báo chiêu sinh của các cơ sở đào tạo, các đơn vị họp xét và gửi danh sách đề nghị cử đi học nâng cao trình độ năm tới về phòng TC-HC-QTĐS để tập hợp. Trường tổ chức họp cán bộ chủ chốt để xét cử cán bộ đi học sau đại học và gửi văn bản về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, sở Nội vụ đề nghị phê duyệt cho phép đi học và hưởng chế độ trợ cấp theo quy đinh của tỉnh.

Bảng 2.12. Thống kê số lượng GV được đào tạo qua các năm

Loại hình đào tạo Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự kiến năm 2010 Cao đẳng 6 6 Đại học 9 9 11 9 8 Thạc sỹ, Chuyên khoa 1 3 4 4 6 7 Tiến sỹ 2 Cao cấp LLCT 3 4 6 2 3 Cộng 18 23 19 17 20

Qua số liệu bảng 2.12, trường vẫn còn khá nhiều GV đi học chuẩn hóa, đến năm 2006 và 2007 vẫn còn GV đi học cao đẳng. Đây là những tồn tại của hệ trung cấp, GV hướng dẫn thực hành chỉ có trình độ CĐ, trung cấp.

- Khi trường nâng cấp lên hệ cao đẳng, chuẩn đào tạo là trình độ đại học. Vì vậy, ít nhất 3 năm sau trường mới có thể hoàn thành việc chuẩn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến thức GV. Số GV hàng năm buộc phải đi học khá đông đã ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của trường.

- Số GV đi học sau đại học hàng năm không nhiều, một số (4 người năm 2007 và 2008) được cử đi ôn thi nhưng không trúng tuyển.

- Việc học tập nâng cao trình độ GV ở nước ngoài là một hạn chế. GV không đủ khả năng tham dự các kỳ thi vì vốn ngoại ngữ yếu. Đây là một khó khăn do GV chưa có động cơ phấn đấu và thực sự Nhà trường cũng chưa có kế hoạch để giao nhiệm vụ, động viên hỗ trợ người học.

Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của trường thời gian qua cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể: các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phương pháp sư phạm y học, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại, bồi dưỡng công tác nghiên cứu khoa học, … đã thu hút được nhiều lượt GV tham gia, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu công tác chuyên môn, nhiều GV được tham gia các khóa học ngắn hạn như: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước do tỉnh tổ chức nhằm hình thành và nâng cao năng lực quản lý, học chuyên sâu về một số lĩnh vực chuyên ngành tại các bệnh viện, trường đại học,… Đặc biệt, trường là một thành viên tham gia dự án Hà Lan nên hàng năm nhiều GV được cử đi tham dự các lớp bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy, chuyên môn, … do dự án tổ chức.

Ngoài ra, một số cán bộ lãnh đạo, trưởng phó các khoa/ phòng còn được cử đi học chương trình Cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ lý luận, kiến thức trong công tác quản lý nhà trường. Tuy nhiên, số cán bộ, GV đi học các khóa học này không nhiều, do khó sắp xếp về thời gian và công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 56 - 59)