Những định hướng cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện đại hoá công nghiệp hoá.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 30 - 34)

- Kế hoạch hóa sức lao động

1.4.1. Những định hướng cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện đại hoá công nghiệp hoá.

đoạn hiện đại hoá - công nghiệp hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, khi nói về công tác giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đã xác định rõ: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của sinh viên...”.

Trên cơ sở đó, Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo ngành Giáo dục- Đào tạo nghiên cứu và triển khai Đổi mới giáo dục các bậc học.

Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" của Thủ tướng chính phủ ngày 11/01/2005, đã xác định mục tiêu tổng quát: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước [Điều 1].

Ở cấp địa phương, gần đây Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương đã ban hành Quyết định 1702/2006/QĐ-UBND ngày 19/6/2006 "V/v phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006-2010" với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2010, đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành, bậc học; cân đối về cơ cấu, phù hợp với các đặc điểm vùng miền và đặc thù loại hình trường lớp của tỉnh. Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; một bộ phận (29%) trở lên đạt trình độ trên chuẩn về chuyên môn. Đồng thời, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, tin học và ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên theo yêu cầu phát triển giáo dục..."

1.4.1.2. Một số nhiệm vụ chủ yếu về phát triển đội ngũ giảng viên

Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" của Thủ tướng chính phủ ngày 11 tháng 01 năm 2005, cũng đã xác định một số nhiệm vụ chủ yếu:

(1) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, đảm bảo đến năm 2010 đáp ứng đủ về số lượng, đạt tỷ lệ bình quân số sinh viên và giảng viên là 20/1; 40% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ. (2) Triển khai có hệ thống và chuẩn hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các trường ĐH,CĐ: bảo đảm cho các nhà giáo được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Luật giáo dục; nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của từng bậc học.

(3) Tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, khuyến khích đội ngũ nhà giáo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đẩy mạnh sự gắn kết chặt chẽ giảng dạy với nghiên cứu khoa học; đổi mới công tác quản lý, sử dụng và giao biên chế ngành giáo dục nhằm nâng cao quyền và trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo.

(4) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo về nhiệm vụ xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề. Làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4.1.3.Một số giải pháp lớn đối với quản lý phát triển đội ngũ giảng viên

Trong Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" đã đưa ra 1 số giải pháp lớn:

(1) Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng phải xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên phù hợp với quy mô và yêu cầu đào tạo trong từng giai đoạn.

(2) Xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng, quy định chế độ và tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại học, cao đẳng.

(3) Quy định cơ chế chính sách cụ thể gắn công tác đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động của các trường đại học, các cơ sở đào tạo với các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. (4) Rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giảng viên không đáp ứng yêu cầu bằng những giải pháp: đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trí việc khác thích hợp hoặc nghỉ hưu trước tuổi.

Mặt khác, nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học cũng đã thống nhất xác định:

- Đổi mới tư duy giáo dục ĐH, CĐ một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận trình độ giáo dục của khu vực và thế giới.

- Giáo dục ĐH, CĐ phải hướng vào đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác quốc tế.

- Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)