Thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 59 - 60)

- Kế hoạch hóa sức lao động

2.3.5. Thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên

2.3.4.1. Các điểm mạnh

Các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV nhìn được đảm bảo theo đúng quy định tại các văn bản pháp quy: nâng bậc lương kịp thời; xây dựng quy chế và xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với CBVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, công bằng; đóng đầy đủ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất nghiệp; thực hiện đúng chế độ phụ cấp chức vụ, phụ cấp đặc thù… Đặc biệt, công tác tuyển dụng viên chức hàng năm khá thuận lợi do trường hầu như chủ động lựa chọn những thành viên phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng bộ phận.

Khi đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc, GV được thực hiện chuyển ngạch, bậc viên chức. Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, trường là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên nên hàng năm, trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện việc khai thác các nguồn thu, chi phí đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập cho người lao động. Ngoài lương theo ngạch bậc, phụ cấp đặc thù, hàng tháng, GV còn được hưởng nguồn lương tăng thêm tùy thuộc vào kết quả phân loại lao động (theo các mức A, B, C). Trung bình 1 tháng, GV hưởng nguồn lương tăng thêm từ 0,7 - 2,5 triệu đồng. Hàng năm, CB-CNV được hưởng tháng lương 13 từ 1,5 - 6,5 triệu đồng căn cứ vào sự đóng góp của từng thành viên do Hội đồng chi tiêu nội bộ quyết định.

Ngoài ra, mỗi năm, CBCNV được may 01 bộ quần áo trung bình là 1 triệu đồng; các ngày Lễ, Tết đều được chi thưởng từ 100.000-300.000 đồng.

Giảng viên dạy vượt số giờ định mức trong năm được chi trả tiền thừa giờ. Mức trả thừa giờ căn cứ theo Thông tư liên Bộ số 17/TT-LB ngày 27/7/1995 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo. Số giờ vượt do trường ký hợp đồng với các giảng viên có đủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điều kiện đảm nhận (khi vượt quá 200 giờ) được tính theo mức chi trả cho giảng viên thỉnh giảng tùy thuộc vào trình độ đào tạo.

2.3.4.2. Các điểm hạn chế

- Mức thu nhập bình quân của GV là trung bình so với các cơ sở đào tạo trong khu vực. Song, so sánh với những cán bộ có cùng trình độ năng lực công tác tại một số cơ sở y tế, doanh nghiệp trong tỉnh thì thu nhập của GV nhà trường là thấp, đời sống tương đối khó khăn, nhất là GV trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một số GV chuyển công tác sang các đơn vị khác có thu nhập cao hơn, một số GV chưa thật sự tâm huyết, yên tâm gắn bó với trường. Riêng trong tháng 3/2010, cùng lúc có tới 03 GV khoa Y (bác sỹ) xin chấm dứt hợp đồng. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ, GV nhà trường.

- Cách tính thừa giờ còn chênh lệch khá cao, chưa mang lại hiệu quả đáng kể về chất lượng đào tạo.

- Mức trả cho GV thỉnh giảng còn thấp (30.000đ-70.000đ/ 1 tiết), trong khi đó, trường rất cần có sự cộng tác phối hợp của đội ngũ này.

- Nhiều GV ngoài thời gian giảng dạy còn phải làm thêm bằng cách mở phòng khám tư, tham gia điều trị tại các cơ sở tư nhân, mở cửa hàng bán dược phẩm, dạy thêm, kinh doanh, … nên chưa dành nhiều thời gian cho chuyên môn.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 59 - 60)