Về tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 102 - 104)

- Đánh giá giờ giảng của G

b) Những nội dung cơ bản của việc “xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường”

3.4.2. Về tính khả thi của các biện pháp

Đại bộ phận cán bộ, GV đều nhận thấy tính khả thi của các BP đề xuất. Tuy nhiên, khối cán bộ QL đánh giá tính khả thi cao hơn so với khối GV. Điều đó cho thấy các nhà QL đã quan tâm và đặc biệt khá tin tưởng vào hiệu quả của các BP đã nêu.

Khi so sánh thứ bậc của các BP ở hai khối thì có sự khác biệt rõ rệt. Khối cán bộ QL xếp BP 1, 3, 4 ở vị trí thứ nhất. Theo họ, cả 3 BP này đều có thể thực hiện và mang lại hiệu quả cao. BP 2, 5 được xếp ở vị trí cuối cùng đã phản ánh sự nhìn nhận thận trọng hơn của các nhà QL, bởi họ là người biết rõ hơn về khả năng tài chính cũng như những điểm hạn chế của trường, mà những yếu tố này không dễ dàng khắc phục. Muốn nâng cao đời sống cho GV, thu hút nhân lực nhưng nguồn kinh phí có hạn, đó là một mâu thuẫn khó giải quyết.

Qua trao đổi trực tiếp với GV, phần lớn đều cho rằng, vật chất đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là tất cả. Họ hiểu và chấp nhận khó khăn này. Khi mà cuộc sống chưa sung túc nhưng cũng tạm đủ về "cái ăn", "cái mặc" thì GV, những người trí thức cần phải được tôn trọng, được sống và làm việc trong bầu không khí lành mạnh giàu tình nhân ái, được nhìn nhận đúng mức, công bằng; được cổ vũ động viên kịp thời, được tạo cơ hội vươn lên... Đó là "ngôi nhà thứ hai", môi trường tốt nhất để họ phát huy tối đa tài năng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trí tuệ và cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp đào tạo. Sự nhìn nhận của GV được minh chứng ở thứ bậc mức độ khả thi của các biện pháp: BP 6 xếp ở vị trí thứ nhất, BP 5 xếp ở vị trí thứ hai, BP 4 và BP 2 xếp vị trí cuối cùng.

Từ kết quả khảo nghiệm tính khả thi, ta nhận thấy, các nhà QL và GV cần phối hợp để đi đến cùng đồng thuận ở một số vấn đề sau:

Khối cán bộ quản lý cho rằng tính khả thi của các biện pháp cao hơn so với khối giảng viên; biện pháp 4 (Xây dựng quy trình đánh giá GV) và biện pháp 6 (tạo động lực phấn đấu của GV) đều có 6.3% cho rằng không khả thi.

Đối với khối cán bộ quản lý, biện pháp 1, 3, 4 được đánh giá mức khả thi cao nhất; biện pháp 6 được xếp ở thứ bậc 4; biện pháp 2 và 5 được xếp ở thứ bậc sau cùng. Theo khối GV, biện pháp 6 được đánh giá có tính khả thi cao nhất, tiếp đến là biện pháp 5; biện pháp 4 và biện pháp 2 được nhận định có tính khả thi thấp hơn. Qua tìm hiểu ĐNGV, nhiều ý kiến cho rằng, việc quan tâm đến yếu tố con người, xây dựng văn hóa tổ chức để GV có đủ điều kiện về vật chất, được hỗ trợ động viên về tinh thần, được sống và làm việc trong bầu không khí lành mạnh, giàu tình nhân ái sẽ là động lực cơ bản cho sự phát triển. Qua đây, CB QL cần nắm được cách nhìn nhận của GV và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ để có những cách thức quản lý phù hợp, hiệu quả. Ngược lại, các nhà quản lý cũng cần giúp GV hiểu rõ được vai trò, tầm quan trọng của các BPQL và quan tâm hơn đến sự phát triển bền vững, lâu dài của Trường cũng như cần phân tích để GV thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà họ phải đương đầu.

Để các biện pháp trên có ý nghĩa thiết thực, rất cần được sự quan tâm của các cấp, ngành liên quan, nhất là Ban lãnh đạo Trường và đặc biệt là sự đồng thuận, lòng nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên cùng nỗ lực, phấn đấu nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên - nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhà trường trong mọi thời kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)