Thực trạng công tác đánh giá, thi đua khen thưởng, kỷ luật

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 60 - 63)

- Kế hoạch hóa sức lao động

2.3.6. Thực trạng công tác đánh giá, thi đua khen thưởng, kỷ luật

2.3.5.1. Đánh giá

Đánh giá ĐNGV trong quản lý giáo dục là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng vừa nhằm phân tích xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công tác của giảng viên, vừa nhằm mục đích phân loại GV (đánh giá theo tiêu chí), vừa có tính đào tạo, nhằm nắm bắt được khó khăn của GV, từ đó có hướng giúp đỡ họ. Đánh giá còn nhằm ghi nhận sự tiến bộ, tạo điều kiện cho sự thăng tiến và phát triển của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đánh giá GV được nhà trường thực hiện theo 2 hình thức: đánh giá cán bộ viên chức theo định kỳ, đánh giá GV qua giờ giảng.

* Đánh giá CBVC theo định kỳ:

Thực hiện sự chỉ đạo của sở Nội vụ, trường thực hiện việc đánh giá cán bộ, giảng viên khi kết thúc học kỳ I và kết thúc năm học. Việc đánh giá GV được tiến hành từ các đơn vị trên cơ sở tự đánh giá của bản thân mỗi GV theo các tiêu chí (do sở Nội vụ hướng dẫn). Tiếp đó, Hội đồng thi đua, khen thưởng trường họp để thống nhất đánh giá kết quả cuối cùng cho từng thành viên. Khâu cuối cùng là đánh giá của hiệu trưởng về từng cá nhân vào phiếu đánh giá viên chức. Hết thời hạn khiếu nại, phiếu đánh giá được lưu trong hồ sơ cá nhân.

Bảng 2.12. Thống kê đánh giá GV qua các năm học

Năm học Tổng số Giỏi Khá Trung bình

2006-2007 75 22 48 5

2007-2008 73 16 52 11

2008-2009 72 23 43 6

(Nguồn Phòng TC-HC-QTĐS năm 2009)

Qua bảng 2.12, 100% số GV toàn trường hoàn thành nhiệm vụ được giao, không có GV xếp loại yếu kém. Hầu hết số GV xếp loại trung bình là những người thuộc đối tượng đi học, chưa nộp kết quả học tập cho đơn vị và những người nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày…

Mặc dù trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đến các bộ phận, song việc thực thi tại các đơn vị chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức. Việc đánh giá CBVC hiện chưa có những tiêu chí riêng cho ngành giáo dục và đào tạo.

* Đánh giá giảng viên qua giờ giảng:

Hàng năm, trường tổ chức các đợt hội giảng tại tất cả các khoa với quan điểm toàn bộ GV phải tham gia, ít nhất 1 giờ giảng/ 1 người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện nhiệm vụ này, các trưởng khoa xây dựng kế hoạch dự giờ cho từng GV và trình BGH phê duyệt. BGH cử cán bộ tham dự một số giờ cùng với các GV thuộc bộ môn và khoa. Việc đánh giá GV theo các tiêu chí đã xây dựng theo 2 loại giờ giảng lý thuyết và thực hành. Sau tiết dạy, GV được các thành viên dự giờ tham gia góp ý về việc chuẩn bị bài giảng, nội dung kiến thức, phương pháp sư phạm và kết luận cho điểm giờ giảng. Kết quả đánh giá này làm cơ sở cho việc đánh giá viên chứccuối năm, lựa chọn GV tham gia dự thi giáo viên giỏi các cấp.

Đây là hoạt động khá thiết thực, thông qua đó, GV tích cực đào sâu chuyên môn, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. Qua hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động này thường chỉ được tổ chức 1 lần/ năm nên hiệu quả chưa cao.

* Qua trƣng cầu ý kiến HSSV.

Thực tế nhà trường chưa thực hiện lấy ý kiến HSSV qua phiếu đánh giá người dạy, giờ dạy. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến HSSV về hoạt động giảng dạy của GV nhằm có thêm sự đối chiếu các đánh giá về giảng viên. Kết quả thu được như sau:

Qua bảng 2.13:

Đánh giá tốt (thứ 1, 2, 3): GV đến lớp khi đã chuẩn bị tốt bài giảng; GV chủ nhiệm đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho HSSV; GV quan tâm đến giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật cho người học…

Đánh giá không tốt (thứ 14, 15): GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS-SV đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng năng lực của người học; GV tỏ ra nhạy cảm và quan tâm tới sự tiến bộ của HS-SV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.13. Tổng hợp trưng cầu ý kiến HS-SV về hoạt động giảng dạy của GV

(A: Hoàn toàn đồng ý B: Đồng ý; C: Tương đối đồng ý;D: Không đồng ý;

E: Không có ý kiến)

TT Hoạt động của giảng viên A (5đ) B (4đ) C (3đ) D (2đ) E (1đ) Điểm TB Thứ bậc

1 GV có kiến thức chuyên môn tốt 24 14 11 3 3 3.96 10

2 GV đến lớp đã chuẩn bị tốt bài giảng 26 21 6 1 1 4.27 1

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế tỉnh quảng ninh (2010-2015) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)