Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 110)

6. Bố cục đề tài

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết

Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu đã tiến hành khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến về sự cần thiết của các biện pháp quản lý xây dựng VHNT được đề xuất với bốn mức độ: 1- Không cần thiết; 2- Ít cần thiết; 3- Cần thiết; 4- Rất cần thiết

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các giải pháp

TT Các giải pháp Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà

trường về xây dựng VHNT 0,0 4,4 38,9 56,7 2 Lập kế hoạch xây dựng VHNT tích hợp với kế

hoạch giáo dục nhà trường 0,0 1,1 36,7 62,2 3 Tổ chức xây dựng VHNT gắn liền với tổ chức các

hoạt động giáo dục trong nhà trường 0,0 0,0 47,2 52,8 4 Chỉ đạo xây dựng VHNT gắn với truyền thống văn

hóa địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc 3,9 13,9 47,2 35,0 5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn

TT Các giải pháp Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết viên

6 Đảm bảo các điều kiện và xây dựng môi trường

thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT 0,0 5,6 53,9 40,6 7 Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa trong nhà

trường 0,0 0,0 39,4 60,6

Qua bảng số liệu cho thấy các biện pháp đề xuất ở trên đều được cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên tham gia khảo nghiệm đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên mức độ cần thiết của các biện pháp là khác nhau.

Theo đánh giá của những người được khảo sát thì biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng VHNT tích hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường” được đánh giá ở mức độ rất cần thiết là cao nhất với tỷ lệ 62,2%. Kế đến là biện pháp “Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa trong nhà trường” ở mức độ rất cần thiết là 60,6%. Biện pháp “Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng VHNT” có mức đánh giá ở mức độ rất cần thiết với 56,7%. Trong khi đó biện pháp “Chỉ đạo xây dựng VHNT gắn với truyền thống văn hóa địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc” có mức đánh giá ở mức độ rất cần thiết là thấp nhất chỉ với 35%. Tuy có sự đánh giá khác nhau về mức độ cần thiết, nhưng tổng hợp kết quả trung bình cho thấy độ chênh lệch không nhiều, đa phần đánh giá ở mức độ là từ cần thiết trở lên. Điều này cho thấy cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên trong nhà trường đều đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động xây dựng văn hóa trong nhà trường.

3.4.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu đã tiến hành khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến về sự cần thiết của các biện pháp quản lý xây dựng VHNT được đề xuất với bốn mức độ: 1- Không khả thi; 2- Ít khả thi; 3- Khả thi; 4- Rất khả thi

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

TT Các giải pháp Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi

1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà

trường về xây dựng VHNT 0,0 1,2 44,4 54,4 2 Lập kế hoạch xây dựng VHNT tích hợp với kế

TT Các giải pháp Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi

3 Tổ chức xây dựng VHNT gắn liền với tổ chức các

hoạt động giáo dục trong nhà trường 0,0 6,7 51,7 41,7 4 Chỉ đạo xây dựng VHNT gắn với truyền thống văn

hóa địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc 3,3 15,6 61,7 19,4 5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn

hóa và năng lực giáo dục văn hóa cho cán bộ, giáo viên

15,0 25,6 45,0 14,4

6 Đảm bảo các điều kiện và xây dựng môi trường

thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT 0,0 0,0 43,3 56,7 7 Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa trong nhà

trường 0,0 3,3 62,2 34,4

Bảng phân tích cho thấy các biện pháp đa phần đều được đánh giá từ mức khả thi trở lên. Trong đó, biện pháp “Đảm bảo các điều kiện và xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT” được đánh giá có mức độ khả thi và rất khả thi là cao nhất, với điểm trung bình là 3,57. Kế đến là biện pháp “Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng VHNT” với điểm trung bình là 3,53 và biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng VHNT tích hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường” với điểm trung bình 3,4. Trong khi đó biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa cho cán bộ, giáo viên” thì có mức đánh giá ít khả thi và không khả thi là khá cao với 40,6% là dưới mức khả thi. Biện pháp “Chỉ đạo xây dựng VHNT gắn với truyền thống văn hóa địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc” cũng được đánh giá ở mức độ không khả thi và ít khả thi là khá cao. Nguyên nhân bởi 1 số trường THCS (vùng đồng bào thiểu số) cho rằng hoạt động văn hóa ở địa phương có nét đặc thù riêng khác biệt với văn hóa chung nên vấn đề để thực hiện nhiều khi là khó và vướng mắc nhiều vấn đề giữa trường học và đời sống.

3.4.4.3. Kết quả khảo nghiệm sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở trên. Có thể thấy, biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất không phải là biện pháp có tính khả thi cao nhất. Trong đó biện pháp “Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng VHNT” là có sự tương đồng về tính cấp thiết và tính khả thi cao nhất. Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực

giáo dục văn hóa cho cán bộ, giáo viên” có sự tương đồng về tính cấp thiết và tính khả thi là thấp nhất. Kết quả này giúp các hiệu trưởng, ban giám hiệu các trường THCS huyện Chư Sê có cái nhìn rõ hơn về biện pháp nào cần được ưu tiên thực hiện trước. Đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng VHNT” và biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng VHNT tích hợp với kế hoạch giáo dục”. Dù vậy, các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất mới nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai.

Tiểu kết Chƣơng 3

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng, luận án đã đề xuất được 06 giải pháp quản lý xây dựng VHNT THCS tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 06 giải pháp quản lý đều được đánh giá là cần thiết và khả thi khi áp dụng vào thực tiễn quản lý xây dựng VHNT THCS tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai được nghiên cứu hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Quản lý xây dựng văn hóa trường THCS được đánh giá qua hai mặt cơ bản: Thứ nhất, quản lý nhằm phát huy được những giá trị, những nội dung văn hóa phù hợp của nhà trường; Thứ hai, quản lý việc xây dựng những giá trị và nội dung mới của VHNT.

Nghiên cứu quản lý xây dựng văn hóa trường THCS của luận văn dựa trên cách tiếp cận văn hóa tổ chức kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý. Dựa theo cách tiếp cận này, quản lý xây dựng văn hóa trường THCS có các nội dung sau: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo, điều phối thực hiện; Kiểm tra, đánh giá. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng văn hóa các trường THCS thì chủ thể quản lý cần phải dựa vào các điều kiện về con người và cả điều kiện về cơ sở vật chất. Nội dung Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại trường trung học cơ sơ bao gồm: Lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS; Tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS; Chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS; Kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS.

Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến xây dựng VHNT. Đó là những yếu tố thuộc về lãnh đạo các trường THCS và các yếu tố khách quan khác

1.2. Về thực tiễn

Xây dựng VHNT là một nhiệm vụ quan trọng, một vấn đề ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. VHNT có ảnh hưởng đến mọi thành viên trong nhà trường, đến mọi hoạt động trong nhà trường, đến uy tín và chất lượng đào tạo, liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của một nhà trường. VHNT được biểu hiện ở hầu hết các khía cạnh từ tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, các giá trị, chuẩn mực, niềm tin, quy tắc ứng xử… tạo nên giá trị, thương hiệu, nét đặc trưng cho một nhà trường. Vậy nên mỗi nhà trường phải xác định tầm quan trọng trong việc xây dựng VHNT. Công tác xây dựng VHNT cần phải được nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra được các biện pháp quản lý xây dựng VHNT phù hợp. Đặc biệt công tác quản lý xây dựng VHNT phải được đưa vào phạm vi quản lý nhà trường và là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác quản lý của người cán bộ quản lý nhà trường.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý xây dựng VHNT, CBQL không chi có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò, ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng đào tạo, đến hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và học sinhmà còn phải khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng môi trường VH và thực trạng công tác quản

lý xây dựng VHNT của nhà trường. Trên cơ sở đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu, bất cập cần khắc phục, đồng thời xác định nhu cầu, nguyện vọng, sự khác biệt của từng cá nhân để có những tác động phù hợp nhằm phát huy hết khả năng của mỗi thành viên trong hoạt động xây dựng VHNT.

Xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đều đạt mức cao. Các nhà trường thực hiện tốt nhất việc xây dựng không gian cảnh quan sư phạm và bầu không khí sư phạm, trong khi đó, việc xác định các giá trị văn hóa ứng xử phù hợp với nhà trường còn chưa hiệu quả. Các nhà trường đều nhận thức rõ tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường; và đã bước đầu áp dụng một số hình thức sáng tạo để truyền bá và xây dựng văn hóa ứng xử

Trong quản lý xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai các nhà trường thực hiện ở mức khá. Hoạt động lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử được đánh giá cao nhất, tiếp đến là hoạt động chỉ đạo và kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa trong nhà trường. Các nhà trường còn gặp khó khăn trong tổ chức các bộ phận thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa đã đề ra

Luận văn đề xuất 06 biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ứng xử cho các nhà trường: Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng VHNT” ; Biện pháp 2: “Lập kế hoạch xây dựng VHNT tích hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường”; Biện pháp 3: “Tổ chức xây dựng VHNT gắn liền với tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường”; Biện pháp 4: “Chỉ đạo xây dựng VHNT gắn với truyền thống văn hóa địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc”; Biện pháp 5: “Đảm bảo các điều kiện và xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT”; Biện pháp 6: “Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa trong nhà trường”

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS huyện huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đều đánh giá cao các biện pháp về mức độ khả thi và mức độ cần thiết

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai

Phối hợp tham mưu với Bộ GD&ĐT để chỉ đạo toàn bộ hệ thống các trường, cơ sở giáo dục thực hiện chủ trương xây dựng VHNT. Thực hiện triển khai các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của VHNT. Đề từ đó nghiên cứu và đưa phạm trù văn hóa vào phạm vi quản lý nhà trường và có các văn bản chính thức hướng dẫn xác định các yêu cầu, nội dung xây dựng VHNT ở bậc THCS

Phối kết hợp với chính quyền địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương về công tác xây dựng VHNT.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường xây dựng những chính sách phù hợp cho các hoạt động VHNT được diễn ra thuận lợi. Ủng hộ các ý tưởng xây dựng VH tích cực trong nhà trường. Kịp thời khen thưởng những đóng góp tích cực của các cá nhân, tập thể trong xây dựng VHNT.

Hàng năm tổ chức các cuộc vận động, thi đua, các phong trào người tốt việc tốt để các nhà trường có cơ hội được tham gia và khẳng định tiếng nói của mình.

2.2. Đối với Ủy van nhân dân huyện Chư Sê

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trên địa bàn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu. Ủng hộ về nguồn lực con người cũng như nguồn lực tài chính cho quá trình phát triển nhà trường.

2.3. Đối với phòng GD&ĐT huyện Chư Sê

Quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa các hoạt động xây dựng VHNT, coi nhiệm vụ xây dựng VHNT là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong nhà trường hiện nay.

Triển khai và cụ thể hóa các văn bản của Bộ GD & ĐT, Sơ GD & ĐT tỉnh Gia Lai về xây dựng VHNT nói chung và văn hóa ứng xử trong nhà trường nói riêng để phổ biến cho các trường THCS.

Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng các mục tiêu, nội dung và kế hoạch triển khai xây dựng VHNT theo năm học và kế hoạch dài hạn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng văn hóa ứng xử của các trường THCS trong địa bàn huyện để chỉ ra những mặt đã thực hiện tốt, những mặt còn hạn chế để khắc phục.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng giao tiếp, xây dựng nề nếp, lối sống VH cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân trong bổ sung lực lượng cho hoạt động xây dựng VHNT. Đồng thời huy động được nguồn lực tài chính cho hoạt động xây dựng VHNT. Trong điều kiện cho phép, cần tăng cường cơ sơ vật chất để các trường THCS thiết kế các khẩu hiệu, biển chỉ dẫn, tranh ảnh trang trí về xây dựng văn hóa trong nhà trường

Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động xã hội cho giảng viên, nhân viên và học sinh. Tích cực đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm cho nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển.

2.4. Đối với các trường THCS tại Chư Sê

Quản lý xây dựng VHNT là một nội dung hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của nhà trường nói riêng và trườn THCS nói riêng, nó là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường, là công cụ để quản lý quá trình dạy và học của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)