Xây dựng văn hóa chất lượng của nhà trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

6. Bố cục đề tài

1.4.6. Xây dựng văn hóa chất lượng của nhà trường THCS

Vì vậy, xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường được thể hiện qua việc nhà trường kế thừa và lựa chọn các giá trị văn hóa phù hợp với trường mình, truyền bá các giá trị này tới các thành viên trong nhà trường, và thường xuyên xem xét, đánh giá các giá trị này trong bối cảnh môi trường xã hội – giáo dục luôn thay đổi.

Các biểu hiện cụ thể của xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường THCS gồm:

Nhà trường xác định rõ các giá trị văn hóa phù hợp với cán bộ giáo viên, học sinh của trường

Nhà trường thường xuyên nhắc lại các giá trị văn hóa này trong các buổi sinh hoạt chung, hoạt động chung của nhà trường

Cán bộ, giáo viên nhà trường thường kể những câu chuyện về văn hóa trong nhà trường để khẳng định các giá trị văn hóa mà nhà trường đã lựa chọn

Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường thể hiện rõ các giá trị văn hóa ứng xử mà nhà trường lựa chọn

Nhà trường thường xuyên xem xét, đánh giá lại các giá trị văn hóa cho phù hợp với từng đối tượng và hoạt động dạy học của nhà trường

Văn hóa chất lượng của nhà trường THCS được thể hiện qua 2 phân là chuẩn mục về cơ sở vật chất, trong thiết bị phục vụ giảng dạy và chất lượng ĐNGV và tác phong làm việc

1.4.6.1. Xây dựng chuẩn mực về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy

Các hạng mục cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường THCS: bao gồm: Các phòng học, các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng/trại thực hành, thư viện; khu hoạt động thể chất (nhà thi đấu thể thao, nhà tập thể thao, sân tập thể thao trong nhà, sân tập thể thao ngoài trời và bể bơi); ký túc xá; khu dịch vụ tổng hợp (nhà ăn, căn tin, tạp hóa); phòng y tế; nhà để xe; phòng nghỉ cho giáo viên, phòng hội đồng sư

phạm. Các trang thiết bị đạt chuẩn đáp ứng dạy học cho tất cả bộ môn ngoài ra còn có các thiết bị hỗ trợ trong dạy học và làm việc như hệ thống máy tính, mạng thông tin...

Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo được cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy, ngoài nguồn kinh phí đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, nhà trường cần tranh thủ nhiều nguồn kinh phí khác; tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự vào cuộc của cha mẹ học sinh. Khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm khang trang thì công tác xây dựng sẽ thuận lợi và hiệu quả. Để đảm bảo thực hiện chương trình dạy học đạt kết quả cao điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những điều kiện rất quan trọng. Trước tiên phải đảm bảo được quy mô diện tích lớp học cùng với các phòng học chức năng như phòng truyền thống, khu vui chơi thể thao tập luyện... Đối với thiết bị giảng dạy phải luôn được đầu tư mua sắm sẳn chữa kịp thời

1.4.6.2. Xây dựng chất lượng đội ngũ giáo viên và tác phong làm việc

Đội ngũ giáo viên (ĐNGV) luôn là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự thành công hay thất bại của quá trình phát triển giáo dục ở trường THCS. Xuất phát từ tầm quan trong của ĐNGV trong mọi thời kỳ, việc nâng cao chất lượng ĐNGV luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, điều quan trọng là cần phát triển đội ngũ nhà giáo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. nhà trường luôn chú ý tới công tác bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ kịp thời thích ứng được những thay đổi của việc nâng cao chất lượng giáo dục

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đã tác động ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống, văn hóa - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những thành tựu đạt được vần còn những mặt trái của xã hội tác động tới chất lượng ĐNGV. Trên thực tế vẫn còn giáo viên thiếu tâm huyết với nghề, còn vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhà giáo, như xúc phạm, bạo hành đối với học sinh…Trong công tác chuyên môn, còn không ít giáo viên có biểu hiện sa sút về ý chí, cống hiến, ngại học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chưa thực sự công tâm, chưa đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh; có biểu hiện bệnh thành tích trong giáo dục, còn nhiều tiêu cực, làm giảm uy tín, niềm tin của học sinh, phụ huynh và cộng đồng xã hội đối với đội ngũ nhà giáo. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và tác phong làm việc cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như xây dựng quy hoạch tổng thể môi trường làm việc hiện đại, năng động, tự chủ; sử dụng các tiêu chuẩn này để kiểm định, phân tầng, xếp loại chất lượng ĐNGV. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng đối với các trường THCS. Thường xuyên đánh giá, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng cùng với công bố kịp thời những thông tin liên quan đến quá trình giáo dục để học sinh

và xã hội giám sát. Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nâng cao năng lực nhà giáo và đảm bảo chuẩn nghề nghiệp như Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội và Năng lực phát triển nghề nghiệp với những tiêu chí cụ thể. Bồi dưỡng thường xuyên để đảm bảo giáo viên được cập nhật các kiến thức sư phạm mới, tiên tiến trên thế giới. Định hướng đổi mới giáo dục “lấy người học làm trung tâm”, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải thay đổi mới có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Ngoài bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn, nhất thiết cần bồi dưỡng giáo viên về tác phong làm việc để giáo viên để nâng cao hiệu quả giáo. Xây dựng hệ thống quy chế làm việc, quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ quan đề động viên cán bộ giáo viên nhân viên năm bắt và tích cực ứng xử có văn hóa nơi công sở.

Nâng cao chất lượng ĐNGV và tác phong làm việc là nhiệm vụ xuyên suốt ở các trường THCS và cần có thời gian và lộ trình. Giáo viên là nhân tố quyết định thành công của của sự nghiệp giáo dục. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, nếu được quan tâm tạo điều kiện tốt về công việc, phân công hợp lý, đảm bảo thu nhập và chế độ khen thưởng, đãi ngộ hợp lý, được trân trọng những cống hiến trong công việc thì chất lượng giáo viên sẽ được tăng lên rõ rệt. Trách nhiệm của ngành Giáo dục và của toàn xã hội sẽ tạo ra điều kiện, môi trường tốt nhất để giáo viên được yên tâm, ổn định, phát triển và cống hiến góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.

Chất lượng văn hóa là nền tảng của văn hóa trong nhà trường. Chất lượng văn hóa được thể hiện qua mọi hoạt động bề nổi, từ không gian cảnh quan, cách thức ứng xử đến chất lượng các mối quan hệ trong nhà trường. Chất lượng văn hóa cũng là cơ sơ để xây dựng các chuẩn mực văn hóa trong nhà trường. Chính vì vậy, xác định được giá trị văn hóa nào là phù hợp với nhà trường mình và phản ánh được các giá trị này qua các biểu hiện khác của văn hóa trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết của người hiệu trưởng nhà trường.

1.5. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng THCS trong giai đoạn hiện nay

1.5.1. Chức năng của hoạt động quản lý

Hoạt động quản lý là yếu tố thúc đẩy các cá nhân hoàn thành mục tiêu từ đó hoàn thành mục tiêu của tổ chức, nên hoạt động quản lý có các chức năng khác nhau. Theo nghiên cứu của Henry Foyol thì hoạt động quản lý có các chức năng sau và các chức năng này là các quá trình liên tiếp nhau để quản lý các hoạt động của con người trong tổ chức

Chức năng lập kế hoách: Đây là chức năng mà chủ thể quản lý phải thực hiện, dựa trên các thông tin hiện có của tổ chức (nhân sự, tài chính, nguồn lực…) và các điều kiện khác mà chủ thể quản lý cần vạch ra các mục tiêu cho tổ chức, vạch ra các mục tiêu, phương pháp thực hiện để tổ chức đạt được các yêu cầu

Chức năng tổ chức: Đây là việc chủ thể quản lý xây dựng cơ câu tổ chức quản lý cho tổ chức, căn cứ vào điều kiện có và các yêu cầu nhiệm vụ cần thiết để xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, thông qua chức năng tổ chức để tạo ra các bộ phận để đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau.

Chức năng lãnh đạo chỉ huy: Đây là chức năng giúp nhà quản lý điều hành đối tượng bị quản lý, thông qua chức năng này đối tượng quản lý hướng dẫn công việc, liên kết các cá nhân, động viên đối tượng bị quản trị và khối hợp hoạt động giữa các bộ phận của tổ chức.

Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Đây là chức năng giúp chủ thể quản lý đánh giá được thành quản hoạt động của tổ chức, thành quản hoạt động của từng cá nhân, từng công việc đã thực hiện… chức năng này giúp nhà quản lý thấy được giữa kết quản và mục tiêu có sự khác nhau như thế nào. Thông qua chức năng này để nhà quản lý nâng cao được hiệu quả công việc cũng như ngày càng hoàn thiện công tác quản lý của mình được tốt hơn.

1.5.2. Quản lý xây dựng VHNT tại trường THCS trong giai đoạn hiện nay

Quản lý xây dựng VHNT nói chung và trường THCS nói riêng được thực hiện thông qua 2 mặt chính. Mặt thứ một là quản lý và phát huy được những giá trị văn hóa của nhà trường, những nôi dung và giá trị văn hóa nội tại của nhà trường. Mặt thứ hai là quản lý xây dựng các nội dung các giá trị văn hóa và các vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường. Việc thực hiện quản lý xây dựng VHNT tại THCS cũng được thực hiện thông qua các chức năng quản lý là: Lập kế hoạch, Tổ chức thực hiện, Lãnh đạo điều khiển và Kiểm tra đánh giá.

Lập kết hoạch xây dựng văn hóa nhà trƣờng.

Ban Giám Hiệu và đứng đầu và chịu trách nhiệm chính là Hiệu Trưởng cùng với các bộ phận tham mưu ( Phos hiệu trưởng phụ trách chuyên môn,các tổ chuyên môn) cũng như các bộ phận hỗ trợ (công đoàn, đoàn thanh niên, phụ trách đội…) kết hợp tư vấn để lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường cho giai đoạn, năm học, quý, tuần. Lập kế hoạch xây dựng VHNT tại các trường THCS trong giai đoạn ngày nay được thể hiện qua các mặt sau

Lập kết hoạch phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của nhà trường. Là việc phát huy các giá trị văn hóa vật chất và phi vật chất mà nhà trường THCS đã tích lũy qua quá trình hoạt động của mình, những giá trị cốt lõi tạo nên chất lượng giảng

dạy của nhà trường. Lập kế hoạch phát huy các giá trị phù hợp với yêu cầu giáo dục của quốc gia cũng như yêu cầu thực tế giáo dục của địa phương và văn hóa dân tộc cũng như văn hóa của các đồng bào bản địa.

Việc lập kế hoạch quản lý phát triển văn hóa trường THCS giai đoạn hiện nay đổi hỏi các yêu cầu phát huy được những nội dung phù và phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường, cũng như bao quát các nội dung cần phát huy của nhà trường, các nội dung cần có thời gian cụ thể, các kế hoạch tập huấn cho giáo viên phải cụ thể rõ ràng gắn được các mục tiêu, xây dựng văn hóa gắn với sự tham gia của phụ huynh học sinh, kế hoạch cụ thể triển khai với học sinh… Các kế hoách này phải được xây dựng chi tiết và gắn được với các kết quả, thời gian thực hiện cũng như kế hoạch kiểm tra, kiểm soát phù hợp để việc quản lý xây dựng văn hóa đảm bảo đạt hiệu quản.

Đi cùng với việc lập kế hoạch đó là việc xây dựng nội dung của văn hóa nhà nhà trường. Hiệu trưởng và ban giám hiệu cần thực hiện các nội dung của quản lý xây dựng văn hóa nhà trường, cụ thể các nội dung đó được thể hiện bởi các kết hoạch như xây dựng nội dung mới của văn hóa nhà trường phải được tích hợp vào kế hoạch chung của nhà trường, bao quát hết những nội dung mới của xây dựng VHNT, các kế hoạch cần cụ thể về nội dung, thời gian thực hiện, đối tượng thực hiện, kinh phí thực hiện và các yêu cầu đạt được… Các nội dung này phải được thực hiện bởi ban giám hiệu và hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất.

Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà trƣờng

Sau khi có được kế hoạch xây dựng VHNT hiệu trưởng cần tổ chức thông qua toàn thể cán bộ nhân viên và các bên liên quan. Hiệu trưởng lên kế hoạch nhân sự cho các nội dung, cần phân công cụ thể các nội dung công việc cho các cá nhân phụ trách chi tiết. Đây là khâu quan trọng cần phân công phù hợp với các cá nhân thích hợp để phát huy cao nhất kết quả công việc. Mặt khác phải xây dựng được cơ chế liên quan hỗ trợ các cá nhân trong các nội dung công việc. Bên cạnh công tác tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vự xây dựng VHNT thì chủ thể quản lý cần tổ chức các hoạt động củ thể để xây dựng VHNT như sau

Tổ chức thực hiện phát huy những nội dung phù hợp với văn hóa nhà trường, phát huy các nội dung phù hợp cụ thể: thành lập các bộ phận chịu trách nhiệm trong việc phát huy các nội dung phụ hợp, thúc đẩy nhân viên giáo viên phát huy những nội dung văn hóa phù hợp của nhà trường, phát huy và tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để phát huy tốt nhất việc xây dựng VHNT, …

Chỉ đạo điều khiển việc xây dƣng văn hóa nhà trƣờng

Kết quả xây dựng văn hóa nhà trường không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch và việc tổ chức, mà nó phụ thuộc rất lớn vào việc chỉ đạo điều kiển của lãnh đạo trong

việc tổ chức thực hiện. Việc chỉ đạo quản lý xây dựng văn hóa nhà trường thông qua các nội dung

Chỉ đạo điều khiển nhằm phát huy những nội dung phù hợp của văn hóa nhà trường thông qua việc hướng dẫn giao viên, cán hộ nhân viên, học sinh và các lực lượng liên quan chọn nội dung, phương pháp và hình thức xây dựng văn hóa phù hợp. Hướng dẫn đổi mới nội dung và phương pháp, chọn tài liệu và xây dựng những nội dung phù hợp. Hướng dẫn cách lên thời gian biểu tương ứng với các hoạt động cụ thể cho từng thành viên, cá nhân cũng như việc sử dụng các thiết bị phương tiện sẵn có của nhà trường.

Kiểm tra tra đánh giá việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp thúc đẩy đạt được mục tiêu tốt hơn cho công tác xây dựng quản lý văn hóa tại nhà tường THCS. Khi được lãnh đạo thường xuyên kiểm tra kiểm soát thì chất lượng của giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh sẽ ngày càng được nâng lên, công tác kiểm tra sẽ nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. việc kiểm tra đánh giá cần được thực hiện công khai minh bạch, có chương trình có phương pháp và phù hợp.

Kiểm tra đánh giá việc phát huy những nội dung phù hợp được thực hiện với các nội dung: Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp. Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trong phát huy các nội dung. Kiểm tra đánh giá kết quả phát huy các nội dung. Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực. Việc kiểm tra cần được tổ chức báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm về phát huy những nội dung phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)