Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 43)

6. Bố cục đề tài

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Các yếu tố thuộc về lãnh đạo, quản lý

Các yếu tố thuộc về lãnh đạo quản lý có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động xây dựng VHNT. Sự ảnh hưởng của các yếu tố này được thể hiện bỏi các mặt sau

Nhận thức của lãnh đạo về quản lý VHNT và vai trò của quản lý xây dựng VHNT THCS của các lãnh đạo, quản lý đối với việc duy trì và phát triển VHNT

Năng lực, trình độ quản lý nhà trường của người lãnh đạo quản lý đối với học sinh vào giáo viên

Tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình của người lãnh đạo, quản lý đối với việc xây dựng văn hóa trường THCS

Vốn tri thức và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo, quản lý đối với việc quản lý xây dựng VHNT THCS

Trách nhiệm nêu gương của người lãnh đạo, trong quản lý nhà trường, giáo viên và học sinh

Có thể nói rằng người lãnh đạo, quản lý là một trong những nhân tố tác động lớn đến việc hình thành và phát triển văn hóa trường học nói chung và văn hóa trường THCS nói riêng. Với tư cách là người lãnh đạo nhưng quyết định của học sẽ ảnh hưởng đến việc vác quy định của VHNT, đồng thời người lãnh đạo quản lý cần trở thành hình mẫu đều tiên thực hiện nghiêm túc các quy định chuẩn VHNT. Điều này sẽ tạo nên sự lan toản cần thiết trong trường học nói chung và trường THCS nói riêng.

1.6.1.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên

Bên cạnh người lãnh đạo, quản lý thì giáo viên cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động quản lý xây dựng VHNT. những yếu tố thuộc về giáo viên có ảnh hưởng tới xây dựng VHNT bao gồm:

Nhận thức của giáo viên về VHNT và vai trò của VHNT đối với hoạt động giảng dạy và học tập

Thái độ và trách nhiệm của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện VHNT. Kiến thức, năng lực và sự đam mê nghề nghiệp của giáo viên trong hoạt động quản lý và giảng dạy học sinh

Sợ phối hợp giữa giáo viên với các tổ chức, đoàn thể, với học sinh, phụ huynh trong xây dựng và thực hiện VHNT

Sự đảm bảo về đời sống vật chất và tinh thân của giáo viên

Ở cấp THCS, giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý và dạy trực tiếp học sinh. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trong học tập nói riêng và trong xây dựng VHNT nói chung. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phổ biến và yêu cầu học sinh thực hiện các chuẩn mực của nhà trường.

Hiện nay, ĐNGV được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các ưu đãi theo điều kiện nên về cơ bản đáp ứng được phần nào đời sống, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu thốn khó khăn do đặc thù của từng địa phương, nhất là các trường ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào thì đời sống còn rất nhiều khó khăn. Đây là yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến giáo viên trong công tác xây dựng VHNT.

1.6.1.3. Các yếu tố thuộc về học sinh

Học sinh là lực lượng đông đảo nhất, là lực lượng quyết định xây dựng VHNT. Do vậy, học sinh có ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến quản lý xây dựng VHNT. Những yếu tố thuộc về học sinh, người học có ảnh hưởng tới quản lý xây dựng văn hóa trường học nói chung và trường THCS nói riêng bao gồm:

Nhận thức của người học, học sinh về văn hóa trường học và vai trò của văn hóa trường học đối với hoạt động.

Thái độ và trách nhiệm của học sinh trong xây dựng VHNT. Kiến thức và năng lực của học sinh trong xây dựng VHNT.

Sự phối hợp giữa học sinh và giáo viên, nhà trường trong xây dựng VHNT Sự đảm bảo điều kiện về ăn ở, học tâp của học sinh.

Các tập thể học sinh (các lớp, các khối học sinh) có ảnh hưởng nhiều hơn đến xây dựng VHNT là các cá nhân học sinh riêng lẻ. Tập thể lớp tham gia giáo dục các chuẩn mực, hình thành thái độ và hành vi văn hóa của học sinh. Sự ảnh hưởng của tập thể học sinh đến xây dựng VHNT thể hiện rõ qua việc hình thành hành vi văn hóa của học sinh. Thông qua các cơ chế tâm lý như bắt chước, đồng nhất, học sinh có thể hình thành thái độ và hành vi có hoặc không có văn hóa của mình. Họ sinh bắt chước, làm theo, bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp thái độ và hành vi của những học sinh khác, nhất là những học sinh đóng vai trò thủ lĩnh nhóm không chính thức.

1.6.1.4. Tổ chức đoàn thanh niên nhà trường

Chi đoàn, tổ chức đoàn thanh niên của nhà trường có ảnh hưởng lớn đến quản lý xây dựng VHNT. Tổ chức này là người tập hợp, giáo dục học sinh về quan điểm, lối sống, hình thành ở học sinh những hành vi có văn hóa. Chi đoàn cũng là người giúp Hiệu trưởng, chi bộ triển khai kế hoạch xây dựng VHNT, đánh giá các hành vi của học sinh trong thực hiện các chuẩn mực của nhà trường, cũng như các chuẩn mực pháp luật nói chung.

1.6.1.5. Truyền thống văn hóa của nhà trường

Truyền thống văn hóa có ảnh hưởng lớn đến quản lý xây dựng VHNT. Bởi vì, truyền thống văn hóa là những giá trị tinh thần được các thế hệ thầy và trò trước đó xây dựng, giữ gìn. Các thế hệ thầy trò hiện tại kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp. Chính vì vậy, với những trường có bề dày lịch sử thì truyền thống của trường tác động mạnh đến việc xây dựng VHNT, bởi các hoạt động thông thường xoay quanh những hoạt động mang tính truyền thống và những bài học, những câu chuyện, những thành tích của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)