Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

6. Bố cục đề tài

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Tổng số khảo sát của đề tài là 380 người. Trong đó khảo sát đối với giáo viên là 140 người, học sinh (khối 7, 8, 9) là 200 người, và cán bộ quản lý là 40 người.

Khảo sát Số lƣợng Giáo viên 140 Học sinh (7,8,9) 200 Cán bộ quản lý 40 Tổng cộng 380 2.1.4. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện nhằm thu thập các thông tin định lượng về xây dựng VH tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Để thực hiện phương pháp này, bảng hỏi khảo sát được xây dựng theo các nội dung trình xây dựng VHNT. Các câu hỏi được thiết kế để đánh giá theo 4 mức độ:

Các mức đánh giá mức độ thực hiện: Yếu - Trung bình - Khá - Tốt.

Các mức đánh giá mức độ ảnh hưởng: Không ảnh hưởng – Phân vân, Ảnh hưởng nhiều - Ảnh hưởng rất nhiều.

Các mức đánh giá mức độ cần thiết: Không cần thiết – Ít cần thiết – Cần thiết – Rất cần thiết.

2.1.5. Phương pháp xử lý

Đối với các số liệu sau khi được khảo sát và thu thập, được làm sạch nhập liệu vào các phần mềm hỗ trợ xử lý thống kê như excel để thực hiện phân tích ra các chỉ tiêu cần tính toán mà mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết.

Các phương pháp xử lý số liệu đề tài sử dụng như: Phương pháp thống kê mô tả (thống kê các số liệu theo các chỉ tiêu, mô tả theo dạng biểu đồ, đồ thị…); Phương pháp so sánh, so sánh liên hoàn (các số liệu được so sánh theo các năm, theo tốc độ tăng…)

2.2. Khái quát tình hình địa bàn nghiên cứu

Toàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai có 16 trường THCS với hơn 5 ngàn học sinh (gồm các khối 6, 7, 8 và 9). Các trường THCS được trải đều trên 15 đơn vị hành chính xã, thị trấn trực thuộc huyện. Với địa bàn miền núi rộng lớn, dân cư vùng nông thôn khá thưa thớt. Đặc điểm học sinh THCS của huyện với khoảng 50% là người bản địa thì chủ yếu là người các đồng bào Tây nguyên như Jarai, Ê đê, Bana, K’ho. Và 50% học sinh còn lại là người Kinh và con em của dân di cư từ nhiều miền khác nhau của đất nước, gồm các đồng bào, Mông, Thái, Giao… và con em người kinh đến từ các vùng Bắc-Trung-Nam đến sinh sống và lập nghiệp tại đây.

Vì vậy việc giáo dục cho con em tại huyện Chư sê là khá khó khăn vì đa dạng dân tộc và đa dạng văn hóa. Mặc dù có những khó khăn như vậy như chính quyền địa phương và đặc biệt là đội ngũ những người làm giáo dục ở Chư Sê nói chung và các trường THCS nói riêng vẫn từng bước khách phục các khó khăn để đưa con chữ đến với các em không những đủ số lượng mà còn chất lượng.

Các nhiệm vụ của giáo dục đào tạo của tỉnh được thực hiện nghiêm túc, tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, tiếp tục triển khai đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc, công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông được quan tâm thực hiện, các phong trào thi đua chuyên đề của ngành được triển khai có hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tiếp tục được đẩy mạnh, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư. Công tác xã hội hóa giáo dục

ngày càng được xã hội quan tâm. Chất lượng ĐNGV, chất lượng giảng dạy và học được nâng lên.

Đi cùng phong trào thi đua dạy tốt học tốt của tỉnh Gia Lai thì huyện Chư Sê luôn chú trọng tới việc đỗi mới giáo dục, đảm bảo chất lượng cho người học, học sinh được học cả kiến thức THCS và học các kỹ năng sống. Cụ thể chất lượng đào tạo của học sinh THCS tại Chư Sê được chứng mình bằng thành tích học tập và thi cử của học sinh. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp THCS đạt 91,5%. Toàn huyện có 8/16 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, các em đảm bảo được các chương trình đào tạo theo đúng độ tuổi, đúng lớp. tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 3%. Tỷ lệ các em đậu tốt nghiệp THCS đạt 99,2% và hơn 70% học sinh tiếp tục học chương trình THPT.

Hơn thế các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Sê đang tập trung cho việc đổi mới dạy học, giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học. Đỗi mới phương pháp dạy học chú trọng vào năng lực học sinh từ chỗ quan tâm học sinh học được cái gì chuyển qua quan tâm học sinh vận dụng được cái gì, các trường THCS trên địa bàn dần loại bỏ phương pháp giảng dạy truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Các trường tăng hoạt động nhóm, phát huy tính tích cực, tự giác của người học. Phát huy tốt các lợi ích của thiết bị dạy học và tận dụng được các đồ dùng dạy học tự làm… Việc dạy học theo hướng tập trung phát triển năng lực người học tại địa phương có 4 đặc trưng sao

Một là: dạy học hướng vào năng lực giúp học sinh khám phá ra những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được chuẩn bị, sắp xếp có sẵn. Giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập và phát hiện ra các vấn đề mới và lĩnh hội kiến thức mới, từ đó vận dụng sáng tạo kiến thức đã học được vào các tính hướng thường ngày của các em

Hai là: chú trọng rèn cho các em biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biến cách tìm tòi các kiến thức mới, đặc biệt là rèn cho các em sự tư duy logic để phát hiện ra các kiến thức mới… định hướng cho các em các thức phân tích, tổng hợp, khái quát… để từ đó hình thành tư duy sáng tạo cho các em

Ba là: tăng cường các hoạt động tập thể, hợp tác để lớp học trở thành môi trường giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh nhằm giúp các em vận dụng được các kiến thức đã học hỏi được từ các bạn bè thầy cô vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và cuộc sống hàng ngày.

Bốn là: thực hiện đánh gái kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập… để chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và để các em đánh giá lẫn nhau với nhiều hình thức khách nhau.

Mặt khác đi cùng là chương trình đỗi mới sách giáo khóa, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các trường đã chủ động lụa chọn xây dựng kế hoạch năm học và chủ động trong lựa chọn sách giáo khoa mới phù hợp với tình hình học tập của học sinh tại địa phương mình. Các trường cũng chủ động trong việc cử cán bộ, giáo viên tham gia các buổi tập huấn đổi mới sách giáo khoa, các trải nghiệm sáng tạo mà sách mới mang lại. Ngoài ra cán bộ, giáo viên còn được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức học tập các modun về chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nâng cao nhận thức và thay đổi về cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường

2.3. Thực trạng xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai

2.3.1. Thực trạng xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS THCS

Bảng 2.1. Mức độ thực hiện xây dựng không gian cảnh quan sư phạm tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Trưng bày các khẩu hiệu về văn hóa ứng xử trong

nhà trường 1,3 8,4 52,4 37,9

2 Trưng bày nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường

ở vị trí dễ quan sát 1,1 8,9 50,5 39,5 3 Cán bộ giáo viên và học sinh mang trang phục gọn

gàng, lịch sự, phù hợp với văn hóa của nhà trường 0,0 0,8 37,4 61,8 4 Cán bộ giáo viên và học sinh luôn ý thức giữ nhà

trường xanh, sạch, đẹp, an toàn 1,3 6,3 41,1 51,3 5 Cán bộ giáo viên sắp xếp bài trí phòng làm việc an

toàn, khoa học, gọn gàng, sạch sẽ 0,0 5,3 51,3 43,4 6 Học sinh giữ vệ sinh lớp học 3,7 22,1 46,1 28,2

Tổng 1,2 8,6 46,4 43,7

ĐTB 3,33

ĐLC 0,48

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nội dung xây dựng không gian cảnh quan sư phạm được đánh giá ở mức cao với ĐTB = 3,33; ĐLC = 0,48. Trong đó hơn 90% giáo viên và cán bộ QL được hỏi đã đánh giá các nội dung xây dựng không gian cảnh quan

sư phạm ơ mức “khá” và “tốt”. Nhất là vấn đề “Giáo viên và học sinh mang trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp với VHNT” trên địa bàn huyện Chư Sê được đánh giá ở mức khá, tốt lên đến 99,2%. Kế đến là vấn đề “Cán bộ giáo viên xắp xếp bài trí phòng làm việc an toàn, khoa học, gọn gàng, sạch sẽ” được đánh giá ở mức khá, tốt là 94,7%. Các nội dung liên quan đến trưng bày trong nhà trường được đánh giá ở mức thấp hơn. Nội dung “Trưng bày các khẩu hiệu về Văn hóa ứng xử trong nhà trường” được 9,7% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình. Tương tự, nội dung “Trưng bày nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường ở vị trí dễ quan sát” cũng được 10 % đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình. Nội dung “học sinh giữ vệ sinh lớp học” được đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình là 25,8%. Do tình trạng học sinh còn bỏ rác trong các hộc bàn.

Nhìn chung, việc xây dựng không gian cảnh quan sư phạm tại các trường THCS huyện Chư Sê được thực hiện tốt. Các nội dung xây dựng hướng vào hành vi ứng xử của giáp viên và học sinh trong nhà trường nhiều hơn là các nội dung mang tính trưng bày như khẩu hiệu, nội quy về VH ứng xử. Kết quả này cho thấy việc xây dựng Văn hóa ứng xử trong các trường THCS tại huyện Chư Sê mang tính thực chất cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nội dung trưng bày như khẩu hiệu, nội quy, quy tắc ứng xử đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao ý thức tự nhắc nhơ, tự giáo dục của cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường. Vì vậy, các nội dung này cũng nên được chú ý như các nội dung về hành vi ứng xử

2.3.2. Thực trạng xây dựng bầu không khí sư phạm của nhà trường THCS

Bảng 2.2. Mức độ thực hiện xây dựng bầu không khí sư phạm tại các trường T CS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Cán bộ giáo viên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau

trong trao đổi, giao tiếp hàng ngày 0,0 7,4 30,5 62,1 2 Cán bộ giáo viên giữ mối quan hệ hợp tác tích cực,

lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh 0,5 7,4 49,5 42,6 3 Cán bộ giáo viên và học sinh tránh mỉa mai, chỉ

trích, làm tổn thương người khác 3,2 9,5 51,6 35,8 4 Cán bộ giáo viên và học sinh đặt mình vào vị trí

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Yếu Trung

bình Khá Tốt

5

Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên thân thiện, chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm và các tình huống sư phạm với đồng nghiệp

0,5 8,4 42,4 48,7

6 Cán bộ giáo viên tận tâm trong công việc 0,0 5,8 43,4 50,8

7 Cán bộ giáo viên và học sinh trung thực, tôn trọng

lời hứa của mình 0,9 9,6 49,1 40,4

Tổng 0,9 7,8 43,8 47,5

ĐTB 3,37

ĐLC 0,47

Bảng 2.2 cho thấy các nội dung xây dựng bầu không khí sư phạm được đánh giá ơ mức tốt. Số người được khảo sát đánh giá ở mức “khá” và “tốt” là 87,4%, cho thấy đa số người trả lời đánh giá việc thực hiện nội dung mức độ thực hiện xây dựng bầu không khí sư phạm ở mức tốt.

Trong các nội dung xây dựng bầu không khí sư phạm được đánh giá ở mức cao với ĐTB = 3,37, ĐLC = 0,47. Trong đó nội dung “Cán bộ giáo viên tận tâm trong công việc có tỷ lệ người đánh giá ở mức “khá” và “tốt” cao nhất (94,2%). Kế đến là nội dung “Cán bộ giáo viên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong trao đổi, giao tiếp hàng ngày” và “Cán bộ giáo viên giữ mối quan hệ hợp tác tích cực với học sinh, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh” tương ứng tỷ lệ ở mức khá” và “tốt” là 92,6% và 92,1%. Nội dung “Cán bộ giáo viên và học sinh tránh mỉa mai, chỉ trích, làm tổn thương người khác” được đánh giá kém nhất, với 12,7% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình. Đây đa phần là xảy ra từ các học sinh thường có tình trạng châm trọc? Đánh nhau bởi tâm lý của “tuồi mới lớn”. Kết quả này cho thấy nhà trường THCS ở huyện Chư Sê đang thực hiện tốt theo hướng cán bộ giáo viên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong trao đổi, giao tiếp hàng ngày và rất tận tâm trong công việc giảng dạy nhưng cán bộ giáo viên và học sinh đặt mình vào vị trí người khác để đối xử phù hợp thì ít chú trọng hơn (90,8%).

Nhìn chung, cán bộ, giáo viên và học sinh các trường THCS huyện Chư Sê đã xây dựng tốt bầu không khí sư phạm trong nhà trường. Trong đó, giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên được thực hiện ở mức tốt hơn so với giao tiếp giữa GV với HS. Cả cán bộ quản lý, GV và HS đều cho rằng yếu tố tôn trọng trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cần được cải thiện thêm, tránh những hành vi chỉ trích, gây tổn thương

2.3.3. Thực trạng xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường THCS

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện xây dựng phong cách ứng xử tại các trường T CS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Phong cách ứng xử của cán bộ giáo viên và học

sinh nhà trường thể hiện sự chân thành, giản dị 0,0 5,5 44,2 50,3 2 Cán bộ giáo viên và học sinh ứng xử với nhau

không phân biệt, kỳ thị 0,8 8,2 51,1 40,0 3 Cán bộ giáo viên và học sinh thể hiện sự khiêm tốn

trong giao tiếp 0,5 7,9 45,0 46,6 4 Cách ứng xử của cán bộ giáo viên và học sinh thể

hiện tình yêu thương, quan tâm lẫn nhau 2,4 8,7 51,3 37,6 5 Cán bộ giáo viên thể hiện khoan dung, độ lượng với

học sinh 0,0 3,9 52,1 43,9

6 Cán bộ giáo viên và học sinh giải quyết mâu thuẫn,

bất đồng một cách bình tĩnh, từ tốn, có tình có lý 2,4 16,8 52,4 28,4

Tổng 1,0 8,5 49,3 41,1

ĐTB 3,31

ĐLC 0,47

Bảng 2.3 về nội dung xây dựng phong cách ứng xử có tỷ lệ người được khảo sát đánh giá ở mức “khá” và “tốt” là từ 80,8% trở lên, cho thấy đa số người trả lời đánh giá việc thực hiện nội dung xây dựng phong cách ứng xử ở mức khá trở lên. Trong các nội dung xây dựng phong cách ứng xử tại các trường trung học cơ sơ huyện Chư Sê được đánh giá cao ĐTB= 3,31 và ĐLC = 0,47.

Các nội dung về xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường được thực hiện khá đồng đều nhau. Nội dung “Cán bộ giáo viên thể hiện khoan dung, độ lượng với học sinh” cao nhất trong các nội dung thực hiện xây dựng phong cách ứng xử (96,1% đánh giá từ mức “khá” trở lên). Kế đến là nội dung “Phong cách ứng xử của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường thể hiện sự chân thành, giản dị” với mức đánh từ “khá” trở lên chiếm tới 94,5%. Tiếp đến là nội dung “Cán bộ giáo viên và học sinh thể hiện sự khiêm tốn trong giao tiếp” với mức đánh từ “khá”

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)