6. Bố cục đề tài
3.2.4. Chỉ đạo xây dựng VHNT gắn với truyền thống văn hóa địa phương và
truyền thống văn hóa dân tộc
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Các giá trị tinh thần là một trong những thành tố quan trọng của VHNT. Các trường THCS hiện nay đã xây dựng được các giá trị tinh thần cơ bản, cần thiết. Tuy vậy, kết quả khảo sát cho thấy một số giá trị tinh thần còn hạn chế, những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường còn tồn tại. Vì vậy, giải pháp tăng cường xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần các trường THCS nhằm các mục đích sau:
Thứ nhất, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của nhà trường trong thời gian qua.
Thứ hai, xây dựng những giá trị tinh thần mới để bổ sung vào hệ giá trị của nhà trường, đảm bảo cho văn hóa tinh thần của nhà trường kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa địa phương và văn hóa hiện đại
3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành
- Nội dung:
Kết quả khảo sát thực tiễn ở các trường THCS tại huyện Chư Sê được nghiên cứu cho thấy, các giá trị tinh thần của VHNT như: Tầm nhìn và mục tiêu; hệ giá trị; phong cách làm việc; quy trình, thủ tục giải quyết công việc; hành vi ứng xử; sự phối hợp với các đối tác; phương pháp truyền thông được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp so với chuẩn mực chung của ngành giáo dục, chuẩn mực chung do xã hội quy định. Điều này có nghĩa là, các giá trị tinh thần của VHNT THCS còn có mặt hạn chế chưa đáp ứng được hoàn toàn, đầy đủ của yêu cầu xây dựng VHNT. Chính vì vậy, việc tăng cường xây dựng văn hóa tinh thần tại các trường THCS được nghiên cứu cần chú ý tới các khía cạnh cơ bản sau:
Xây dựng các hệ giá trị như: “Tiên học lễ, hậu học văn”; “Tôn sư trọng đạo”. Đây là những vấn đề không mới, đã được các trường THCS đề cập, giáo dục trong nhiều năm qua cũng như trong nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước. Song nó vẫn có tính thời sự cao trong bối cảnh giáo dục nước ta hiện nay. Bởi lẽ, đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay xuống cấp, tinh thần tôn sư trọng đạo của nhiều học sinh hiện nay chưa thể hiện đúng những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, về ứng xử với thầy cô trong nhà trường còn tồn tại với những mức độ khác nhau. Chính vì vậy việc tăng cường xây dựng những giá trị này trong nội dung xây dựng văn hóa của nhà trường là đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Việc lấy con người làm trung tâm của hoạt động giáo dục càng được chú ý và coi trọng hơn bao giờ hết. Việc lấy con người làm trung tâm của hoạt động giáo dục hiện nay mang những nội dung mới. Vì học sinh hiện nay có trình độ nhận thức tốt hơn, do các em tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều cách thức khác nhau (internet; các trang mạng xã hội; phim ảnh; …), nhưng học sinh hiện nay cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều giá trị không phù hợp từ các nền văn hóa Phương Tây. Do vậy, việc lấy con người làm trung tâm phải chú ý đến trình độ, nhận thức, năng lực, những mặt tích cực và những mặt hạn chế của học sinh để có những mặt giáo dục phù hợp. Đặc biệt phải đánh giá được những mặt tiêu cực và hạn chế của học sinh để có những giải pháp khắc phục.
- Cách thức thực hiện:
Cùng với việc xây dựng tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường, hiệu trưởng cần phải quan tâm tới việc xây dựng hệ giá trị nhà trường. Hiệu trưởng tổ chức
các cuộc họp liên tịch đối với các bộ phận trong trường, để đánh giá lại hệ giá trị hiện có của nhà trường, chỉ ra những giá trị truyền thống phù hợp, có ý nghĩa giáo dục cao. Đồng thời cũng xác định những giá trị còn hạn chế, những giá trị không phù hợp với xây dựng VHNT hiện tại và tương lai
Sau khi xác định được hệ giá trị cần xây dựng, hiệu trưởng tổ chức triển khai xuống các tổ bộ môn, các bộ phận phục vụ đến giáo viên và học sinh để tất cả mọi người hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của các giá trị mà nhà trường cần xây dựng.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng phải làm cho mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng các giá trị văn hóa cũng như thể hiện các giá trị văn hóa trong nhiệm vụ thường ngày của nhà trường
Mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh phải có ý thức phấn đấu để xây dựng các giá trị văn hóa của trường mình. Cán bộ và giáo viên phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ xây dựng các giá trị văn hoá nhà trường, phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Cán bộ, giáo viên cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc học sinh thực hiện các chuẩn mực, quy định về xây dựng giá trị tinh thần VHNT