6. Bố cục đề tài
2.6.3. Cơ hội xây dựng văn hóa tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư
Chư Sê
Kế hoạch xây dựng văn hóa còn mang nặng tính hình thức. Các trường thực hiện tốt việc xác định mục tiêu, nội dung xây dựng văn hóa nhưng lại kém hiệu quả trong việc cụ thể hóa các mục tiêu lớn thành chương trình hành động, cũng như xác định được các nguồn lực tham gia triển khai chương trình hành động này.
Tổ chức xây dựng văn hóa chưa xác định được vai trò của các lực lượng tham gia. Hình thức tổ chức xây dựng Văn hóa trong nhà trường thiên về các hình thức truyền thống, thiếu đổi mới, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của học sinh hiện đại.
Kiểm tra, giám sát chú trọng phát hiện sai sót để xử lý và điều chỉnh sưa chữa hơn là khen thương, tuyên dương. Kết quả kiểm tra, giám sát được sử dụng để đánh giá thành tích cuối kỳ, cuối năm của cán bộ GV và HS nhưng điều này lại chưa giúp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên
Nhà trường chưa chú trọng bồi dưỡng năng lực xây dựng văn hóa cho các lực lượng tham gia, dẫn tới sự phối hợp kém hiệu quả của các lực lượng bên ngoài nhà trường vào công tác xây dựng văn hóa.
Nguyên nhân của hạn chế:
Lãnh đạo một số trường đôi khi chưa thật sâu sát với nhiệm vụ xây dựng VHNT và quản lý xây dựng VHNT. Lãnh đạo nhà trường chưa sâu sát trong việc triển khai kế hoạch đã được xây dựng, đánh giá kết quả của các bộ phận, của giáo viên và học sinh trong việc xây dựng VHNT.
Nhà trường chưa phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc xây dựng VHNT. Chính vì vậy, nhà trường chưa tranh thủ được kinh phí, nhân lực từ các lực lượng xã hội này để xây dựng nhà trường nói chung và VHNT nói riêng.
Một bộ phận giáo viên, học sinh cán bộ phục vụ chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng VHNT. Điều này được thể hiện qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, qua hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh cũng như trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghề, thể thao của trường vẫn tồn tại một bộ phận không mặm mà tham gia. Đồng thời xu hướng tác động của thời đại công nghệ số và quan điểm xã hội thay đổi nên nhận thức về xây dựng văn hóa còn nhiều rào cản, khó phát huy hết tất cả mọi người cùng tham gia.
2.6.3. Cơ hội xây dựng văn hóa tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Sê Sê
Việc xây dựng văn hóa trong nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam quan tâm triển khai trong toàn ngành. Các chủ
trương, chính sách này trực tiếp hoặc gián tiếp đều liên quan đến xây dựng VHNT nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng.