Thách thức xây dựng văn hóa tại các trường THCS trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 70)

6. Bố cục đề tài

2.6.4. Thách thức xây dựng văn hóa tại các trường THCS trên địa bàn huyện

Chư Sê

Áp lực xã hội về việc nâng cao tiêu chuẩn văn hóa trong nhà trường: Kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ học sinh rất ít tham gia vào xây dựng văn hóa trong nhà trường, nhưng đây lại là đối tượng tạo ra nhiều áp lực nhất.

Các giá trị văn hóa trong xã hội hiện đại luôn luôn thay đổi, gây khó khăn cho nhà trường trong việc xác định các giá trị văn hóa phù hợp: Xã hội Việt Nam đang giao thời giữa truyền thống và hiện đại, vì thế các giá trị văn hóa cũng luôn thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị “tôn trọng” được nhiều nhà trường THCS huyện Chư Sê đề cao trong xây dựng văn hóa, nhưng khi biểu hiện trong thực tiễn thì tôn trọng mới thể hiện ở sự yêu thương, sự tận tâm giữa giáo viên với học trò, việc hạn chế chỉ trích, mỉa mai dù cũng là biểu hiện của tôn trọng nhưng chưa được thực hiện tốt.

Điều này xuất phát từ thực tế rằng văn hóa Việt Nam truyền thống tin vào “yêu cho roi cho vọt”, những lời nói tiêu cực được cho là mang lại hiệu quả cao hơn những lời khen, động viên. Vì vậy, những biến đổi về văn hóa xã hội nói chung đã mang lại nhiều thách thức cho nhà trường THCS trong việc xây dựng văn hóa trong nhà trường, nhất là trong cách thức ứng xử trong trường.

Việc đổi mới giáo dục của nước ta nói chung và của bậc THCS trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng được diễn ra thường xuyên làm cho việc xây dựng VHNT có nhiều ảnh hưởng, vì cái cũ chư kịp thích nghi, chưa hình thành được thói quen, văn hóa thì đã bị đào thải bởi vì có cái mới ra đời. sự đổi mới diễn ra liên tụ làm cho đội ngủ quản lý và giáo viên phải chạy theo với tốc độ cao làm cho việc xây dựng VHNT gặp nhiều khó khăn.

Việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều ảnh hưởng tới việc giảng dạy của giao viên, việc học của học sinh và việc quản lý của lãnh đạo. Việc thay đỗi phương pháp giảng dạy từ thụ động sang chủ động sẽ làm thay đổi văn hóa của nhà trường lấy người học làm trung tâm, nâng cao kỹ năng của người học sẽ là bước thay đổi của VHNT. Thông qua sách giáo khoa mới đòi hỏi người thầy phải đảm bảo được kiến thức và sự chủ động.

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ (thời đại 4.0) việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và xây dựng VHNT. Công nghệ thông tin có tác động tới nhận thức của giáo viên trong cách giảng dạy và đặc biệt là học sinh trong cách học tập. Các trang mạng xã hội ra đời và internet phủ sống khắp nơi làm cho học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại văn hóa từ tốt đến xấu dẫn đến một bộ phận học sinh học đòi và

làm theo các trào lưu trên mạng xã hội… làm cho công tác quản lý và xây dựng VHNT của địa phương có nhiều khó khăn và thách thức hơn.

Đa số trường THCS ở huyện Chư Sê, tỉnh gia Lai hiện chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như Bộ GD&ĐT quy định, đây cũng là một khó khăn rào cản để xây dựng VHNT ngày một tốt hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Dựa trên khảo sát và phỏng vấn sâu 380 cán bộ QL, GV và HS các trường THCS huyện Chư Sê, chương 2 đã chỉ ra thực trạng xây dựng văn hóa và quản lý xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Chư Sê ở mức cao. Các nhà trường thực hiện tốt nhất việc xây dựng không gian cảnh quan sư phạm và bầu không khí sư phạm, trong khi đó, việc xác định các giá trị văn hóa phù hợp với nhà trường còn chưa hiệu quả. Các nhà trường đều nhận thức rõ tầm quan trọng của xây dựng văn hóa trong nhà trường, bước đầu áp dụng một số hình thức sáng tạo để truyền bá và xây dựng văn hóa.

Trong quản lý xây dựng văn hóa các nhà trường thực hiện ơ mức khá. Hoạt động lập kế hoạch xây dựng văn hóa được đánh giá cao nhất, tiếp đến là hoạt động chỉ đạo và kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa trong nhà trường. Các nhà trường còn gặp khó khăn trong tổ chức các bộ phận thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa đã đề ra.

Kết quả khảo sát thực tiễn là cơ sơ để đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa trong các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VHNT TẠI CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)