Yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng văn hóa nhà trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 29)

6. Bố cục đề tài

1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng văn hóa nhà trường THCS

trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Xây dựng VHNT trong giai đoạn hiện này được rất nhiều trường học quan tâm. Công tác xây dựng VHNT nói chung và VHNT THCS nói riêng cần xây dựng phải thích ứng với bối cảnh đổi mới về giáo dục. Các tác động của bối cảnh giáo dục đòi hỏi sự thay đổi giáo dục và sự đáp ứng của giáo viên để thực hiện những thay đổi này.

Trước đây giáo dục coi trọng dạy chữ mà lơ là việc dạy người; coi trọng số lượng hơn là chất lượng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với nhà trường là đào tạo học sinh ngoài kiến thức, kỹ năng mà còn xây dựng thái độ và phẩm chất để đảm bảo chất lượng toàn diện. Do đó, nhà trường cần phải có những kế hoạch không chỉ cho hoạt động học tập mà còn cho cả hoạt động văn hóa, truyền đạt văn hóa đạo đức cho học sinh, thay vì chỉ làm theo phong trào và qua loa dẫn đến hoạt động xây dựng phẩm chất văn hóa đạo đức cho học sinh bị xem nhẹ. Lãnh đạo nhà trường luôn quán triệt với toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh ngoài học tập phải luôn giữ được chuẩn mực văn hóa phù hợp của người cán bộ, giáo viên và của người học sinh.

Các nghiên cứu về quản lý nhà trường gần đây đều cho rằng VHNT là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý nhà trương [39; 28; 6] các nghiên cứu tuy ở những góc độ khác nhau nhưng đều thống nhất VHNT là định hướng cho sự phát triển của nhà trường, VHNT là quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý điều hành hoạt động giảng dạy trong nhà trường [6]. Hay VHNT có vài trò định hướng mục tiêu cho nhà trường, quản lý điều hành tổng thể các hoạt động của nhà trường nói chung [28]. VHNT hình thành nên hành vi ứng xử của các chủ thể trong nhà trường, là lối sống văn mình của trường học, ứng xử giữa giáo viên – học sinh, nhà trường – cộng đồng … [39]

Trước các thực tiển tầm quan trọng của VHNT đối với hoạt động của nhà trường. Yêu cầu đối với ban lãnh đạo nhà trường cần khuyến khích, tạo cơ hội cho các hoạt động giảng dạy tích hợp cho học sinh có sự trải nghiệm thực tế thay vì chỉ lý thuyết thuần túy. Rà soát, xem xét đánh giá những nội dung đang giảng dạy đề từ đó loại trừ đi những nội dung học không còn phù hợp với yêu cầu giảng dạy trong bối cảnh mới, để đi thẳng vào nội dung thực chất, học thật thi thật, loại bỏ các nội dung mang tính thành tích … ra khỏi hoạt động của nhà trường. Thông qua xây dựng VHNT để định hướng xây dựng trường học có tính chất lượng.

Yêu cầu đối giáo viên không chỉ có kiến thức về môn học đảm nhiệm mà còn phải am hiểu những kiến thức ở những lĩnh vực khác liên quan, tức là phải có kiến thức sâu và rộng. Trong dạy học tích hợp và dạy học phân hóa, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn đóng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng học tập cho học sinh, không đơn thuần chuyển tải những kiến thức có sẵn ở SGK mà phải chủ động xây dựng các chủ đề và tổ chức dạy học có hiệu quả giúp học sinh năng động và tích cực hơn. Đồng thời, Người giáo viên không chỉ thực hiện chức năng dạy học, giáo dục mà còn là người chuẩn mực về văn hoá, đạo đức... làm tấm gương để học sinh noi theo, và người trực tiếp truyền tải đạo đức, văn hóa cho học sinh.

Nhà trường cần luôn có những đợt tập huấn để nâng cao trình độ cả về chuyên môn và phẩm chất cho giáo viên. Đề giáo viên có đủ năng lực dạy học đồng thời áp dụng các phương pháp dạy học mới phù hợp hơn cho học sinh.

Tóm lại, xây dựng văn hóa là một nội dung rất quan trọng của quá trình xây dựng môi trường giáo dục. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong bối cảnh mới. VHNT còn giúp các học sinh về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các học sinh chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, học sinh có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh

1.4. Nội dung xây dựng văn hóa nhà trƣờng THCS sở trong giai đoạn hiện nay

1.4.1. Xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS

Cảnh quan sư phạm nhìn một cách tổng thể nó bao gồm các công trình xây dựng như khối các phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ, sân chơi bãi tập, bồn hoa cây cảnh, cây xanh bóng mát… Xây dựng cảnh quan sư phạm chính là làm cho trường ra trường, lớp ra lớp và yếu tố gần gũi thân thiện với học sinh, với đội ngũ thầy cô giáo, phụ huynh và bất kỳ những ai đến trường đó là sân trường được bao phủ màu xanh, khuôn viên nhà trường có tường rào cổng ngõ, có sân chơi an toàn, có cây xanh che bóng mát, việc quy hoạch các công trình phục vụ việc học tập sinh hoạt cho học sinh được bố trí hợp lý khoa học... Bởi thế, đối với trường THCS ngoài việc tích cực tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng các khối công trình; chú trọng đầu tư xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp. Đây là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng nhà trường, hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh trong học sinh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Chính công tác xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp- an toàn là biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh giúp các em nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, động viên giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn.

Bên cạnh đó, thúc đẩy nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đep tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em thực sự cảm nhận được Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Từ đó khích lệ, động viên các em

phấn đấu, học tập, rèn luyện ngày càng tốt hơn. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp không những có tác động đến sự phấn đấu của học sinh mà còn tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hợp vệ sinh làm cho các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường có một tâm lý làm việc an toàn, tự tin từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc, tác động mạnh mẽ đến lương tâm, trách nhiệm, lòng yêu nghề của các thầy cô giáo. Từ đó, đội ngũ sẽ mang hết khả năng, nhiệt tình giảng dạy tạo nên các giờ học hấp dẫn, có chất lượng cao. Việc đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp- an toàn là một trong những yếu tố hết sức cần thiết. Công tác này được cải tiến sẽ có tác dụng quyết định tạo nên một môi trường học tập tốt góp phần nâng cao về chất lượng dạy học và giáo dục của trường

1.4.2. Xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS

Theo tác giả Nguyễn Đức Minh và Hải Khoát thì Bầu không khí tâm lý của tập thể là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể cơ sở, nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của từng thành viên tập thể đó. Trạng thái tâm lý này của các thành viên lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lý trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó. Như vậy, khái niệm bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh thần của trường THCS. Đó là không khí thoải mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết, nhất trí hoặc là không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn, mất đòan kết. Không khí tâm lý của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh quá trình hoạt động chung. Đó cũng chính là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hàng ngày, nhờ các cơ chế tâm lý xã hội lan truyền tâm trạng từ cá nhân này sang cá nhân khác, nhóm này sang nhóm khác, tập thể này sang tập thể khác. Tùy vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu không khí tâm lý trong tập thể mà nó làm tăng hoặc hủy diệt sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả lao động chung của tập thể sư phạm. Bầu không khí trong nhà trường có thể bị chi phối bởi những điều kiện khách quan (bên ngoài tập thể) và chủ quan của tập thể (các quan hệ trong nhóm chính thức và nhóm không chính thức, điều kiện làm việc của tập thể, cá nhân và phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đơn vị).

Trong bối cảnh công nghệ thông tin, truyền thông bùng nổ, nhà trường đối mặt với trách nhiệm giải trình rất cao. Mọi hoạt động của nhà quản lý đều phải minh bạch và chịu sự đánh giá từ bên ngoài. Thông tin đôi khi không phản ánh đúng thực chất vấn đề và phát tán đi quá nhanh, khó có thể kiểm soát. Điều này cũng có thể tạo áp lực nhất định cho cán bộ quản lý và cả giáo viên trong nhà trường. Chính vì vậy, cán bộ quản lý của nhà trường (Ban giám hiệu) cần phải tỉnh táo, bình tĩnh xử lý các vấn đề nhạy cảm xảy ra (do thực thể bên trong hay bên ngoài gây ra). Cần phải nhanh chóng

xử lý các vấn đề sai lệch tránh gây ra hiểu nhầm không đáng có giữa giáo viên với giáo viên, học sinh với học sinh, nhà trường với phụ huynh học sinh.

Tình hình chế độ đãi ngộ về lương, thưởng của nghề giáo không cao khiến cho giáo viên có những vất vả nhất định cho những lo toan cuộc sống về vật chất. Vì vậy, hiệu trưởng cũng là giáo viên và thường là giáo viên giàu kinh nghiệm, có uy tín trong nhà trường. Do đó, hiệu trưởng nên tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như ứng xử sư phạm. Đặc biệt đối với những giáo viên trẻ mới vào nghề, rất cần sự theo dõi, hỗ trợ về nhiều mặt từ phía cán bộ quản lý nhà trường để họ được rèn luyện tay nghề và tự tin trong công việc từ đó yên tâm trong công tác giảng dạy và xây dựng VHNT, tạo ra bầu không khí thân thiện, gần gủi, có sự sẻ chia giữa giáo viên với cán bộ quản lý và học sinh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay nhiều áp lực đến từ bên ngoài nhà trường đặt lên vai người quản lý (Hiệu trưởng). Những áp lực đặt ra cho người quản lý lại dễ dẫn đến những áp lực lớn hơn đối với giáo viên. Nếu không nhận diện những bất cập và nỗ lực giải quyết thì cán bộ quản lý có thể không thực hiện tốt vai trò của mình trong quản lý và hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Giáo viên sẽ cảm thấy áp lực, thiếu động lực trong công tác tại trường, từ đó ảnh hưởng tới thế hệ học sinh. Kết quả là tạo ra bầu không khí căng thẳng, nặng nề, u ám (tiêu cực).

Trong lớp học, giáo viên là người có vai trò lãnh đạo. Mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng giúp tổ chức hoạt động học tập và rèn luyện hiệu quả, nhất là vai trò tổ chức điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức cho học sinh trong bầu không khí tâm lý tích cực. Nếu giáo viên luôn bị nặng nề do những áp lực từ cán bộ (bên trong), gia đình và xã hội (bên ngoài) sẽ khó tạo được không khí tích cực cho học sinh trên lớp học. Chính vì vậy, ban giám hiệu cần xem xét và hỗ trợ đề tránh tình trạng giáo viên có những biểu hiện không tích cực khi tham gia giảng dạy và xây dựng văn hóa trong nhà trường.

1.4.3. Xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường THCS

Phong cách ứng xử trong nhà trường THCS thể hiện cách thức ứng xử hàng ngày giữa cán bộ, giảng viên, học sinh trong nhà trường. Phong cách ứng xử trong nhà trường thường được yêu cầu phải thể hiện tính mô phạm: Cán bộ, giảng viên trong nhà trường phải làm gương cho học sinh; cách ứng xử của cán bộ, giảng viên chính là một hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, trong nhà trường hiện đại, phong cách ứng xử trong nhà trường còn cần mang nhiều giá trị mới, như sự tôn trọng, khiêm tốn, tình yêu thương, hướng tới xây dựng trường học thân thiện, trường học hạnh phúc. Chính vì vậy, việc xây dựng phong cách ứng xử của nhà trường THCS cần thể hiện cả các giá trị này.

Các vấn đề cụ thể của việc xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường gồm: Phong cách ứng xử của cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường cần thể hiện sự chân thành, giản dị.

Cán bộ, giáo viên và học sinh thể hiện sự khiêm tốn trong giao tiếp; cách ứng xử của cán bộ, giáo viên và học sinh thể hiện tình yêu thương, quan tâm lẫn nhau

Cán bộ, giáo viên và học sinh ứng xử với nhau không phân biệt, kỳ thị nhất là giữa học sinh với học sinh (phân biệt hoàn cảnh, dân tộc, năng lực học tập…)

Cán bộ, giáo viên thể hiện khoan dung, độ lượng với học sinh. Giáo viên và học sinh giải quyết bất đồng một cách bình tĩnh, từ tốn, có tình có lý.

1.4.4. Xây dựng chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong nhà trường THCS

Xây dựng chuẩn mực VH trong nhà trường thể hiện ở các quy định, nội quy, quy tắc chính thức về VH trong nhà trường và việc cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường nghiêm túc chấp hành các quy định này. Chuẩn mực văn hóa có thể được xây dựng một cách chính thức hoặc không chính thức. Hiệu trưởng cần phát huy vai trò xây dựng VH trong nhà trường của mình bằng cách xây dựng các chuẩn mực văn hóa ứng xử chính thức. Dựa trên các quy định chung về nề nếp, phong cách ứng xử trong nhà trường, các nhóm, bộ phận, câu lạc bộ của cán bộ, giáo viên và học sinh có thể tự thiết lập các chuẩn mực riêng, cụ thể hơn cho từng nhóm.

Việc xây dựng chuẩn mực về văn hóa trong nhà trường bao gồm: (i) Ban hành các quyết định về xây dựng văn hóa trong nhà trường; (ii) Ban hành bộ quy tắc ứng xử cho giáo viên, cán bộ nhân viên (về ngôn ngữ, tác phong, ứng xử, trang phục…); (iii) Ban hành nội quy, quy tắc ứng xử cho học sinh (về ngôn ngữ, tác phong, ứng xử, trang phục…); và (iv) Đảm bảo cán bộ, giáo viên, học sinh tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định về văn hóa trong nhà trường.

Thực tế thời gian qua trong ngành giáo dục đôi lúc còn có một số cán bộ quản lý khi giao tiếp với cấp dưới sử dụng ngôn ngữ nặng nề, cứng nhắc. Đôi khi còn bộc lộ tính nóng nảy quát nạt, áp đặt. Từ đó tạo ra không khí nặng nề, căng thẳng trong công việc. Phê bình cấp dưới không đúng nơi, đúng chỗ, thiếu tế nhị, gây tâm lý căng thẳng dễ dẫn đến mặc cảm và gây hiểu lầm lẫn nhau, hiện tượng mất dân chủ, bằng mặt không bằng lòng vẫn còn xảy ra trong các trường. Một số ít giáo viên đôi lúc còn phát ngôn chưa thật sự chuẩn mực, trong các cuộc họp có lúc phát biểu không tuân theo điều hành của chủ trì cuộc họp. Học sinh còn một số ít có lối sống thực dụng, buôn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 29)