Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

6. Bố cục đề tài

1.2.4. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

1.2.4.1. Khái niệm quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

Từ phân tích các khái niệm ở trên có thể đưa ra khái niệm quản lý xây dựng văn hóa trường THCS như sau: Quản lý xây dựng văn hóa trường THCS là sự tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm tạo ra hoặc gìn giữ, phát triển các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục và truyền lại cho các thế hệ sau.

Từ khái niệm này cho thấy: Quản lý xây dựng văn hóa trường THCS là xây dựng mới các các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường khi nhà trường chưa có hoặc còn thiếu những giá trị này; Quản lý xây dựng văn hóa trường THCS cũng là bảo lưu, phát triển những các các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường đã có và phù hợp để phục vụ mục tiêu giáo dục; Các giá trị của VHNT sẽ định hướng và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong trường (cán bộ, giáo viên, học sinh)

1.2.4.2. Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

Quản lý xây dựng văn hóa trường THCS được được đánh giá qua hai mặt cơ bản: Thứ nhất, quản lý nhằm phát huy được những giá trị, những nội dung văn hóa phù hợp của nhà trường; Thứ hai, quản lý việc xây dựng những giá trị và nội dung mới của VHNT. Nghiên cứu nội dung quản lý xây dựng văn hóa trường THCS của luận án dựa trên cách tiếp cận chức năng quản lý kết hợp với văn hoá tổ chức. Dựa theo cách tiếp cận này, quản lý xây dựng văn hóa trường THCS có các nội dung sau: lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)