Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 63)

6. Bố cục đề tài

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường THCS

Kiểm tra đánh giá việc phối hợp các lực lượng tham gia; Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực; Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm. Đây là tất cả các khâu trong hoạt động kiểm tra đánh giá. Nhờ việc thực hiện tốt các khâu này, chủ thể quản lý sẽ có cơ sở và căn cứ chính xác để điều chỉnh và xem xét các việc tiếp tục triển khai hoạt động này phù hợp và có hiệu qủa cao nhất. Khi thực hiện tốt các khâu này thì hiệu qủa quản lý hoạt động này sẽ được nâng cao.

Bảng 2.11. Mức độ kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa tại các trường T CS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Xác định tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch xây

dựng văn hóa trong nhà trường 0,0 8,7 56,6 34,7 2

Tổ chức kiểm tra công tác xây dựng văn hóa trong nhà trường theo nhiệm vụ của các bộ phận đã xác định

0,0 12,6 52,1 35,3

3 Kiểm tra việc phối hợp giữa các bộ phận tham gia

xây dựng văn hóa trong nhà trường 3,2 12,1 52,1 32,6 4 Phát hiện các sai sót và điều chỉnh kế hoạch xây

dựng văn hóa trong nhà trường 2,4 13,7 50,0 33,9 5

Khen thưởng, tuyên dương các bộ phận, cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả trong xây dựng văn hóa trong nhà trường

4,7 24,2 51,3 19,7

6 Sử dụng kết quả kiểm tra xây dựng văn hóa trong nhà

trường để phát triển nghề nghiệp cho giáo viên 7,4 35,3 45,5 11,8

Tổng 2,9 17,8 51,3 28,0

ĐTB 3,04

ĐLC 0,61

Với bảng 2.15 về việc kiểm tra giám sát xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Chư Sê được đánh giá ở mức khá với ĐTB = 3,04 và ĐLC = 0,61. Trong đó, nội dung “Xác định tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa trong nhà

trường” được đánh giá ở mức “khá” và “tốt” là cao nhất với tỷ lệ là 91,3%. Kế đến là nội dung “Tổ chức kiểm tra công tác xây dựng văn hóa trong nhà trường theo nhiệm vụ của các bộ phận đã xác định” với tỷ lệ đánh giá ở mức “khá” và “tốt” là 87,4%. Tuy nhiên ở các nội dung về kiểm tra phối hợp, khen thường tuyên dương và nhất là hoạt động sử dụng kết quả kiểm tra xây dựng văn hóa trong nhà trường để phát triển nghề nghiệp cho giáo viên thì còn hạn chế (mức đánh giá “khá” và “tốt” chỉ có 57,4%).

Kết quả này cho thấy các trường đang thực hiện tốt về tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa trong nhà trường, tổ chức kiểm tra công tác xây dựng văn hóa trong nhà trường theo nhiệm vụ của các bộ phận đã xác định và chưa thực sự chú trọng hoạt động khen thưởng, tuyên dương các bộ phận, cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả trong xây dựng văn hóa trong nhà trường và nhất là sử dụng kết quả kiểm tra xây dựng văn hóa trong nhà trường để phát triển nghề nghiệp cho giáo viên.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng THCS

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường THCS TT Nội dung Mức độ ảnh hƣởng Trung bình Không hưởng ảnh Phân vân Ảnh hưởng nhiều Anh hưởng rất nhiều SL % SL % SL % SL %

1 Năng lực quản lý của

hiệu trưởng 0 0 0 0,0 85 47,2 95 52,8 2,5 2 Năng lực xây dựng văn

hóa của giáo viên 0 0 16 8,9 88 48,9 76 42,2 2,3 3 Sự tích cực. chủ động của học sinh 0 0 22 12,2 102 56,7 56 31,1 2,2 4 Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và địa phương 0 0 45 25,0 65 36,1 70 38,9 2,1

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện xây dựng VHNT trong các trường THCS thì năng lực quản lý của hiệu trưởng được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất với điểm trung bình là 2,5.

Với 52,8% người được hỏi cho rằng năng lực quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng rất nhiều; 47,2% cho rằng ảnh hưởng nhiều và không có ai lựa chọn ơ mức

phân vân hay không ảnh hưởng. Kế đến là năng lực xây dựng văn hóa của giáo viên cũng ảnh hưởng nhiều đến công việc xây dựng VHNT. Tỷ lệ người đánh giá từ mức ảnh hưởng nhiều tới rất nhiều chiếm đến 91,2%. Các yếu tố khác về học sinh và sự chỉ đạo của Đảng đều có ảnh hưởng đến việc thực hiện xây dựng VHNT. Điều đáng chú ý là tỷ lệ người đánh giá mức ảnh hưởng rất nhiều đối với “Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và địa phương” lên đến 38,9%. Cho thấy vai trò của Đảng, cơ quan lãnh đạo đến xây dựng văn hóa ở các trường THCS của huyện. Như vậy, cán bộ quản lý, ban giam hiệu và giáo viên các trường THCS huyện Chư Sê đều cho rằng những hoạt động của người hiệu trưởng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả quản lý xây dựng văn hóa trong nhà trường

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

Bảng 2.13. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý xây dựng văn hóa tại các trường T CS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

TT Nội dung ĐTB ĐLC

1 Lập kế hoạch xây dựng văn hóa 3,20 0,45 2 Tổ chức xây dựng văn hóa 3,09 0,53 3 Chỉ đạo xây dựng văn hóa 3,18 0,40 4 Kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa 3,04 0,61

Tổng 3,13 0,50

Bảng số liệu trên cho thấy việc quản lý xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai được thực hiện ở mức khá với ĐTB = 3,13, ĐLC = 0,5. Điểm trung bình của các hoạt động quản lý ở mức tương đương nhau từ mức khá trở lên, cho thấy việc xây dựng văn hóa được thực hiện đồng đều ở cả 4 hoạt động. Trong đó, hoạt động lập kế hoạch xây dựng văn hóa được thực hiện có phần tích cực hơn với ĐTB = 3,20. Kế đến là hoạt động chỉ đạo xây dựng văn hóa với ĐTB = 3,04.

2.6.1. Ưu điểm xây dựng văn hóa tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Sê

Đội ngũ cán bộ quả lý, giáo viên và học sinh đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của xây dựng văn hóa trong nhà trường

Lập kế hoạch và công tác chỉ đạo được thực hiện tốt, mang lại những hiệu quả nhất định. Chỉ đạo xây dựng văn hóa được đánh giá cao. Lãnh đạo các trường đã thực hiện tương đối tốt việc cụ thể hóa xây dựng văn hóa trong nhà trường, tổ chức thực hiện và động viên các lực lượng tham gia xây dựng VHNT.

Kiểm tra, giám sát không kiểm tra năng lực ứng xử chung mà gắn với các hoạt động cụ thể, phù hợp với mục tiêu, phân công nhiệm vụ của từng bộ phận

2.6.2. Hạn chế xây dựng văn hòa tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Sê Chư Sê

Kế hoạch xây dựng văn hóa còn mang nặng tính hình thức. Các trường thực hiện tốt việc xác định mục tiêu, nội dung xây dựng văn hóa nhưng lại kém hiệu quả trong việc cụ thể hóa các mục tiêu lớn thành chương trình hành động, cũng như xác định được các nguồn lực tham gia triển khai chương trình hành động này.

Tổ chức xây dựng văn hóa chưa xác định được vai trò của các lực lượng tham gia. Hình thức tổ chức xây dựng Văn hóa trong nhà trường thiên về các hình thức truyền thống, thiếu đổi mới, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của học sinh hiện đại.

Kiểm tra, giám sát chú trọng phát hiện sai sót để xử lý và điều chỉnh sưa chữa hơn là khen thương, tuyên dương. Kết quả kiểm tra, giám sát được sử dụng để đánh giá thành tích cuối kỳ, cuối năm của cán bộ GV và HS nhưng điều này lại chưa giúp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên

Nhà trường chưa chú trọng bồi dưỡng năng lực xây dựng văn hóa cho các lực lượng tham gia, dẫn tới sự phối hợp kém hiệu quả của các lực lượng bên ngoài nhà trường vào công tác xây dựng văn hóa.

Nguyên nhân của hạn chế:

Lãnh đạo một số trường đôi khi chưa thật sâu sát với nhiệm vụ xây dựng VHNT và quản lý xây dựng VHNT. Lãnh đạo nhà trường chưa sâu sát trong việc triển khai kế hoạch đã được xây dựng, đánh giá kết quả của các bộ phận, của giáo viên và học sinh trong việc xây dựng VHNT.

Nhà trường chưa phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc xây dựng VHNT. Chính vì vậy, nhà trường chưa tranh thủ được kinh phí, nhân lực từ các lực lượng xã hội này để xây dựng nhà trường nói chung và VHNT nói riêng.

Một bộ phận giáo viên, học sinh cán bộ phục vụ chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng VHNT. Điều này được thể hiện qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, qua hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh cũng như trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghề, thể thao của trường vẫn tồn tại một bộ phận không mặm mà tham gia. Đồng thời xu hướng tác động của thời đại công nghệ số và quan điểm xã hội thay đổi nên nhận thức về xây dựng văn hóa còn nhiều rào cản, khó phát huy hết tất cả mọi người cùng tham gia.

2.6.3. Cơ hội xây dựng văn hóa tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư

Việc xây dựng văn hóa trong nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam quan tâm triển khai trong toàn ngành. Các chủ

trương, chính sách này trực tiếp hoặc gián tiếp đều liên quan đến xây dựng VHNT nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng.

2.6.4. Thách thức xây dựng văn hóa tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Sê Chư Sê

Áp lực xã hội về việc nâng cao tiêu chuẩn văn hóa trong nhà trường: Kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ học sinh rất ít tham gia vào xây dựng văn hóa trong nhà trường, nhưng đây lại là đối tượng tạo ra nhiều áp lực nhất.

Các giá trị văn hóa trong xã hội hiện đại luôn luôn thay đổi, gây khó khăn cho nhà trường trong việc xác định các giá trị văn hóa phù hợp: Xã hội Việt Nam đang giao thời giữa truyền thống và hiện đại, vì thế các giá trị văn hóa cũng luôn thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị “tôn trọng” được nhiều nhà trường THCS huyện Chư Sê đề cao trong xây dựng văn hóa, nhưng khi biểu hiện trong thực tiễn thì tôn trọng mới thể hiện ở sự yêu thương, sự tận tâm giữa giáo viên với học trò, việc hạn chế chỉ trích, mỉa mai dù cũng là biểu hiện của tôn trọng nhưng chưa được thực hiện tốt.

Điều này xuất phát từ thực tế rằng văn hóa Việt Nam truyền thống tin vào “yêu cho roi cho vọt”, những lời nói tiêu cực được cho là mang lại hiệu quả cao hơn những lời khen, động viên. Vì vậy, những biến đổi về văn hóa xã hội nói chung đã mang lại nhiều thách thức cho nhà trường THCS trong việc xây dựng văn hóa trong nhà trường, nhất là trong cách thức ứng xử trong trường.

Việc đổi mới giáo dục của nước ta nói chung và của bậc THCS trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng được diễn ra thường xuyên làm cho việc xây dựng VHNT có nhiều ảnh hưởng, vì cái cũ chư kịp thích nghi, chưa hình thành được thói quen, văn hóa thì đã bị đào thải bởi vì có cái mới ra đời. sự đổi mới diễn ra liên tụ làm cho đội ngủ quản lý và giáo viên phải chạy theo với tốc độ cao làm cho việc xây dựng VHNT gặp nhiều khó khăn.

Việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều ảnh hưởng tới việc giảng dạy của giao viên, việc học của học sinh và việc quản lý của lãnh đạo. Việc thay đỗi phương pháp giảng dạy từ thụ động sang chủ động sẽ làm thay đổi văn hóa của nhà trường lấy người học làm trung tâm, nâng cao kỹ năng của người học sẽ là bước thay đổi của VHNT. Thông qua sách giáo khoa mới đòi hỏi người thầy phải đảm bảo được kiến thức và sự chủ động.

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ (thời đại 4.0) việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và xây dựng VHNT. Công nghệ thông tin có tác động tới nhận thức của giáo viên trong cách giảng dạy và đặc biệt là học sinh trong cách học tập. Các trang mạng xã hội ra đời và internet phủ sống khắp nơi làm cho học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại văn hóa từ tốt đến xấu dẫn đến một bộ phận học sinh học đòi và

làm theo các trào lưu trên mạng xã hội… làm cho công tác quản lý và xây dựng VHNT của địa phương có nhiều khó khăn và thách thức hơn.

Đa số trường THCS ở huyện Chư Sê, tỉnh gia Lai hiện chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như Bộ GD&ĐT quy định, đây cũng là một khó khăn rào cản để xây dựng VHNT ngày một tốt hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Dựa trên khảo sát và phỏng vấn sâu 380 cán bộ QL, GV và HS các trường THCS huyện Chư Sê, chương 2 đã chỉ ra thực trạng xây dựng văn hóa và quản lý xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Chư Sê ở mức cao. Các nhà trường thực hiện tốt nhất việc xây dựng không gian cảnh quan sư phạm và bầu không khí sư phạm, trong khi đó, việc xác định các giá trị văn hóa phù hợp với nhà trường còn chưa hiệu quả. Các nhà trường đều nhận thức rõ tầm quan trọng của xây dựng văn hóa trong nhà trường, bước đầu áp dụng một số hình thức sáng tạo để truyền bá và xây dựng văn hóa.

Trong quản lý xây dựng văn hóa các nhà trường thực hiện ơ mức khá. Hoạt động lập kế hoạch xây dựng văn hóa được đánh giá cao nhất, tiếp đến là hoạt động chỉ đạo và kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa trong nhà trường. Các nhà trường còn gặp khó khăn trong tổ chức các bộ phận thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa đã đề ra.

Kết quả khảo sát thực tiễn là cơ sơ để đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa trong các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VHNT TẠI CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của văn hóa nói chung và VHNT nói riêng. Bản thân văn hóa là một chỉnh thể toàn vẹn tạo thành hệ thống có cấu trúc chặt chẽ. Các bộ phận, thành tố trong cấu trúc văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Sự thay đổi của một thành tố có thể kéo theo sự thay đổi của toàn bộ cấu trúc văn hóa, vì vậy các biện pháp đưa ra cần phải tác động đến tất cả các thành tố trong cấu trúc VHNT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và quản lý xây dựng VHNT.

Văn hóa là sản phẩm của một cộng đồng được tạo nên bởi tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy. Vì thế xây dựng VHNT không chỉ có vai trò của người hiệu trưởng, cán bộ quản lý nhà trường mà cần phải có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường và sự cộng tác của các lực lượng xã hội. Vì vậy biện pháp đưa ra phải toàn diện, phát huy vai trò của tất cả các thành viên tham gia vào việc xây dựng VHNT. Xây dựng VHNT phải đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện và đồng bộ trong công tác quản lí nhà trường của hiệu trưởng. Chắc chắn khi đề xuất và thực hiện đồng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)