Xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)

6. Bố cục đề tài

1.4.1. Xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS

Cảnh quan sư phạm nhìn một cách tổng thể nó bao gồm các công trình xây dựng như khối các phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ, sân chơi bãi tập, bồn hoa cây cảnh, cây xanh bóng mát… Xây dựng cảnh quan sư phạm chính là làm cho trường ra trường, lớp ra lớp và yếu tố gần gũi thân thiện với học sinh, với đội ngũ thầy cô giáo, phụ huynh và bất kỳ những ai đến trường đó là sân trường được bao phủ màu xanh, khuôn viên nhà trường có tường rào cổng ngõ, có sân chơi an toàn, có cây xanh che bóng mát, việc quy hoạch các công trình phục vụ việc học tập sinh hoạt cho học sinh được bố trí hợp lý khoa học... Bởi thế, đối với trường THCS ngoài việc tích cực tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng các khối công trình; chú trọng đầu tư xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp. Đây là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng nhà trường, hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh trong học sinh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Chính công tác xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp- an toàn là biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh giúp các em nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, động viên giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn.

Bên cạnh đó, thúc đẩy nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đep tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em thực sự cảm nhận được Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Từ đó khích lệ, động viên các em

phấn đấu, học tập, rèn luyện ngày càng tốt hơn. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp không những có tác động đến sự phấn đấu của học sinh mà còn tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hợp vệ sinh làm cho các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường có một tâm lý làm việc an toàn, tự tin từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc, tác động mạnh mẽ đến lương tâm, trách nhiệm, lòng yêu nghề của các thầy cô giáo. Từ đó, đội ngũ sẽ mang hết khả năng, nhiệt tình giảng dạy tạo nên các giờ học hấp dẫn, có chất lượng cao. Việc đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp- an toàn là một trong những yếu tố hết sức cần thiết. Công tác này được cải tiến sẽ có tác dụng quyết định tạo nên một môi trường học tập tốt góp phần nâng cao về chất lượng dạy học và giáo dục của trường

1.4.2. Xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS

Theo tác giả Nguyễn Đức Minh và Hải Khoát thì Bầu không khí tâm lý của tập thể là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể cơ sở, nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của từng thành viên tập thể đó. Trạng thái tâm lý này của các thành viên lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lý trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó. Như vậy, khái niệm bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh thần của trường THCS. Đó là không khí thoải mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết, nhất trí hoặc là không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn, mất đòan kết. Không khí tâm lý của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh quá trình hoạt động chung. Đó cũng chính là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hàng ngày, nhờ các cơ chế tâm lý xã hội lan truyền tâm trạng từ cá nhân này sang cá nhân khác, nhóm này sang nhóm khác, tập thể này sang tập thể khác. Tùy vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu không khí tâm lý trong tập thể mà nó làm tăng hoặc hủy diệt sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả lao động chung của tập thể sư phạm. Bầu không khí trong nhà trường có thể bị chi phối bởi những điều kiện khách quan (bên ngoài tập thể) và chủ quan của tập thể (các quan hệ trong nhóm chính thức và nhóm không chính thức, điều kiện làm việc của tập thể, cá nhân và phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đơn vị).

Trong bối cảnh công nghệ thông tin, truyền thông bùng nổ, nhà trường đối mặt với trách nhiệm giải trình rất cao. Mọi hoạt động của nhà quản lý đều phải minh bạch và chịu sự đánh giá từ bên ngoài. Thông tin đôi khi không phản ánh đúng thực chất vấn đề và phát tán đi quá nhanh, khó có thể kiểm soát. Điều này cũng có thể tạo áp lực nhất định cho cán bộ quản lý và cả giáo viên trong nhà trường. Chính vì vậy, cán bộ quản lý của nhà trường (Ban giám hiệu) cần phải tỉnh táo, bình tĩnh xử lý các vấn đề nhạy cảm xảy ra (do thực thể bên trong hay bên ngoài gây ra). Cần phải nhanh chóng

xử lý các vấn đề sai lệch tránh gây ra hiểu nhầm không đáng có giữa giáo viên với giáo viên, học sinh với học sinh, nhà trường với phụ huynh học sinh.

Tình hình chế độ đãi ngộ về lương, thưởng của nghề giáo không cao khiến cho giáo viên có những vất vả nhất định cho những lo toan cuộc sống về vật chất. Vì vậy, hiệu trưởng cũng là giáo viên và thường là giáo viên giàu kinh nghiệm, có uy tín trong nhà trường. Do đó, hiệu trưởng nên tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như ứng xử sư phạm. Đặc biệt đối với những giáo viên trẻ mới vào nghề, rất cần sự theo dõi, hỗ trợ về nhiều mặt từ phía cán bộ quản lý nhà trường để họ được rèn luyện tay nghề và tự tin trong công việc từ đó yên tâm trong công tác giảng dạy và xây dựng VHNT, tạo ra bầu không khí thân thiện, gần gủi, có sự sẻ chia giữa giáo viên với cán bộ quản lý và học sinh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay nhiều áp lực đến từ bên ngoài nhà trường đặt lên vai người quản lý (Hiệu trưởng). Những áp lực đặt ra cho người quản lý lại dễ dẫn đến những áp lực lớn hơn đối với giáo viên. Nếu không nhận diện những bất cập và nỗ lực giải quyết thì cán bộ quản lý có thể không thực hiện tốt vai trò của mình trong quản lý và hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Giáo viên sẽ cảm thấy áp lực, thiếu động lực trong công tác tại trường, từ đó ảnh hưởng tới thế hệ học sinh. Kết quả là tạo ra bầu không khí căng thẳng, nặng nề, u ám (tiêu cực).

Trong lớp học, giáo viên là người có vai trò lãnh đạo. Mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng giúp tổ chức hoạt động học tập và rèn luyện hiệu quả, nhất là vai trò tổ chức điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức cho học sinh trong bầu không khí tâm lý tích cực. Nếu giáo viên luôn bị nặng nề do những áp lực từ cán bộ (bên trong), gia đình và xã hội (bên ngoài) sẽ khó tạo được không khí tích cực cho học sinh trên lớp học. Chính vì vậy, ban giám hiệu cần xem xét và hỗ trợ đề tránh tình trạng giáo viên có những biểu hiện không tích cực khi tham gia giảng dạy và xây dựng văn hóa trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)