, xem ra đây là điều không thể hoài nghi nếu như tres faciunt
mác gửi béc-ta-lan xê-me-rơ ở Pa-r
ở Pa-ri
[Luân Đôn], 2 tháng Sáu 1860
Ngài thân mến!
Sở dĩ tôi im lặng lâu như vậy là vì hai lý do. Sau khi từ Man- se-xtơ trở về tôi bận nhiều công việc. Rồi tôi bị ốm. Cho nên nay tôi vẫn được bác sĩ theo dõi và hầu như không thể viết lách được.
Về tình hình công việc của ngài với ngài Ăng-ghen thì có sự chậm trễ vì ông ấy, lần thứ hai, đã phải đột nhiên sang Đức. Trên đường trở về Man-se-xtơ ông ấy có ghé qua Luân Đôn615 và nói với tôi rằng ông ấy sẽ thanh toán ngay lập tức khoản tiền lớn ấy. Ông ấy tỏ ý lấy làm tiếc là đã không thể giúp ích nhiều hơn nữa cho ngài, và tuyệt nhiên không dự tính trút cho ngài những chi phí gắn với việc gửi trả lại số rượu vang ấy1
.
Tôi đã đọc cuốn sách của ngài2 một cách rất hứng thú và bổ ích. Về cơ bản tôi tán thành các quan điểm của ngài về những điều kiện cần thiết để khôi phục lại nước Hung-ga-ri, nhưng tôi không đồng _____________________________________________________________
1 Xem tập này, tr. 75.
ý với việc ngài bênh vực cho Bô-na-pác-tơ và Pan-mớc-xtơn. Trong những năm 1848-1849 Pan-mớc-xtơn đã bán đứng Hung-ga-ri cũng như đã bán đứng I-ta-li-a. Trước đó Pan-mớc-xtơn đã hành động đúng như vậy đối với Ba Lan; về sau ông ta cũng cư xử như thế với Tréc-kê-xi-a. Ông ta vẫn như ngày trước, từ năm 1829: một tay sai của Nga, gắn bó với nội các Pê-téc-bua bằng những mối liên kết mà ông ta không đủ sức cắt đứt chúng. Đương nhiên, nước Nga muốn phá huỷ đế quốc áo, nhưng nó tuyệt nhiên không muốn có sự hình thành - từ những bộ phận cấu thành nên đế quốc ấy - những quốc gia độc lập và tự cường. Một sự phục hưng đích thực của Hung-ga-ri sẽ là chướng ngại càng lớn hơn đối với chính sách ngoại giao phương Đông của Nga, hơn là một nước áo không vững chắc, không ổn định và hoảng sợ. Vì lợi ích của chính ngài và vì lợi ích của đất nước ngài tôi mong muốn ngài đừng cho đăng lại “Bản ghi nhớ” gửi Pan-mớc-xtơn616, muốn ngài đừng nói đến lợi ích đích thực của nước Nga và thậm chí tránh gợi ý về sự chia cắt nước Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy mà giờ đây ngài đã đẩy khỏi bản thân ngài chính những chính khách Anh hơn ai hết sẵn lòng đánh giá ngài một cách thích đáng và chịu ảnh hưởng của những phần tử vu khống của Cô-sút ít hơn những người khác. (Mới đây Cô-sút có tuyên bố - thông qua đám tay chân của ông ta - và thậm chí đã áp đặt được quan điểm này cho một số tờ tuần báo cho rằng ngài đang mưu mô chống lại ông ta bởi vì ông ta là người theo chủ nghĩa cộng hoà, ít ra cũng trên nguyên tắc, còn ngài thì thuộc “Đảng lập hiến và quý tộc”).
Mong ngài thứ lỗi nếu tôi tự cho phép mình thẳng thắn chỉ cho ngài thấy những điểm trong đó quan điểm của tôi không thể bất đồng với quan điểm của ngài. Tôi hy vọng, sự biện minh đầy đủ cho tôi sẽ là sự quan tâm của tôi dành cho những trước tác của ngài và hoạt động của ngài. Khi nào ngài lại đến Luân Đôn?
Xin gửi ngài lời chào chân thành.
A.Uy-li-am1
Tiện thể nói thêm. Péc-txen2
đã có thư trả lời tôi, trong đó ông ta thừa nhận tính chất xác đáng của những lời khen ngợi có phần quá đáng mà tôi đã dành cho ông ta, nhưng đồng thời ông ta cũng rất lịch sự từ chối đưa ra những sự giải thích đáng mong đợi. Rõ ràng là lá thư của ông ta được viết ra khi ông ta đang trong tâm trạng khá sầu não, lâm li và nặng trĩu.
Tôi còn có thể cho ngài biết một điều mới lạ nữa là mùa đông năm ngoái một giáo sư thuộc trường Đại học tổng hợp Mát-xcơ- va3
đã đọc bài giảng về tập I của tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”617 mà tôi đã cho công bố.
Công bố lần đầu bằng tiếng của nguyên bản trên tạp chí Revue d histoire comparée , t. IV, số 1-2, 1946
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Anh Công bố bằng tiếng Nga lần đầu
40