Mác gửi ê-đu-a phi-sen ở Béc-lin

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 6 ppt (Trang 61 - 72)

, xem ra đây là điều không thể hoài nghi nếu như tres faciunt

mác gửi ê-đu-a phi-sen ở Béc-lin

ở Béc-lin

[Bản sao] [Luân Đôn], 8 tháng Năm 1860

Thưa ngài!

Tôi rất cảm ơn ngài về bức thư và về những sự bận tâm của ngài. Nay mai tôi sẽ gửi cho ngài lá thư của Phau-sơ nhỏ nói về May-ơ1.

Về tờ báo đang được dự định xuất bản, thì tôi cũng không từ chối tham gia tờ báo này600. Có điều là tôi cần có trước những dữ kiện chi tiết hơn về tờ báo này, về khuynh hướng v.v. của báo này. Trong các vấn đề chính sách đối ngoại (chắc đây phải là đề tài chủ yếu cho các _____________________________________________________________

1 Xem tập này, tr. 700.

bài vở gửi đi từ nước Anh), tôi cho rằng chúng ta về cơ bản có ý kiến như nhau. Nhưng về chính sách đối nội có thể tồn tại những bất đồng lớn. Dĩ nhiên, điều chủ yếu nhất là cần biết tờ báo ấy có lập trường như thế nào ở nước Phổ. Nếu nó sẽ không tuân theo một lập trường đảng hết sức phiến diện, thì vào thời điểm hiện nay, khi nước Đức đang gặp hiểm nguy, các nhân vật mang những quan điểm đảng khác nhau, theo tôi, có thể hợp sức đấu tranh chống lại các kẻ thù bên ngoài mà không có những nhượng bộ nào với nhau.

Xin gửi ngài lời chào rất kính trọng.

C.Mác

Công bố lần đầu bằng tiếng của nguyên bản và bằng tiếng Nga trên tạp chí Những vấn đề lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô , số 3, 1959

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

37

mác gửi ê-đu-a phi-sen ở Béc-lin ở Béc-lin

[Bản sao] [Luân Đôn], 1 tháng Sáu 1860

Thưa ngài!

Trong suốt ba tuần lễ bệnh gan đã làm tôi khổ sở; suốt thời gian ấy tôi hoàn toàn không thể viết lách và làm việc được, mà ngay cả hiện nay tôi vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Hậu quả là tôi bị tích lại

tôi sẽ hoàn toàn bị cuốn hút vào những công việc ấy, do đó, trong bất kỳ tình hình nào tôi cũng không thể bắt đầu viết bài ngay lập tức cho tờ báo mới1

được. Ngài có thể gửi cho tôi một hoặc hai số báo ấy để tìm hiểu được không? Cũng như thông báo cho tôi biết về các nhân vật lãnh đạo chủ yếu của tờ báo mới này? Màu đen - đỏ - vàng là màu mà hiện nay có thể sử dụng với một kết quả nhất định trước nước ngoài601.

Tôi xin giới thiệu với ngài ông Ghê-oóc Lôm-men, 85, rue du Nord, café Court, Geneve, làm thông tín viên ở Giơ-ne-vơ của báo này.

Hiện nay Giơ-ne-vơ là nơi tập trung những mưu mô của Bô- na-pác-tơ, và Lôm-men là nhân vật rất thạo tin. Tôi tin chắc rằng ông ta sẽ đồng ý gửi bài vở theo những điều kiện rất vừa phải.

Về A-ben: Xin nhiệt thành cảm ơn ngài về phát hiện này602. A- ben là ai vậy? Tôi sẽ hết sức biết ơn ngài nếu được ngài cung cấp những dữ kiện chi tiết hơn, hơn nữa tôi muốn nhận được những dữ kiện ấy thật sớm.

Chắc là tôi đã thông báo với ngài rằng viên trưởng công tố đã phê chuẩn quyết định của công tố viên đã bác đơn kiện của tôi về tội vu khống, vì theo ông ta thì vụ việc này không đáp ứng “quyền lợi của công chúng”. Bây giờ sẽ phát đơn kiện lên toà dân sự.

Chắc chắn ngài đã đọc thấy các báo loan tin rằng tên xoay xở người Do Thái Rai-tơ, chủ của hãng tín điện Luân Đôn, đã được giới thiệu với nữ hoàng2. Sự thể thật đơn giản: cánh tay phải của Rai-tơ (bản thân ông ta chưa chắc đã viết được thông thạo) là Dích- mun En-glen-đơ sống lưu vong ở Viên. Trước kia, ở Pa-ri cái ông _____________________________________________________________

1 Xem tập này, tr. 702. 2 - Vích-to-ri-a.

En-glen-đơ ấy là cộng tác viên của một bản tin in li-tô, đặt dưới sự bảo hộ của bộ trưởng cảnh sát lúc đó; thời ấy hắn là gián điệp Pháp. Vào đầu cuộc chiến tranh phương Đông603, hắn bị trục xuất khỏi Pa-ri vì phát hiện thấy hắn là gián điệp Nga. Lúc ấy hắn tới Luân Đôn, tại đó cuối cùng thì hắn đến làm việc cho Rai-tơ mà trước kia hắn đã có quan hệ. Nhưng vì Rai-tơ - thông qua hãng tín điện của mình - đã ngự trị toàn bộ báo chí châu Âu, còn sứ quán Nga - thông qua En-glen-đơ - lại ngự trị hãng tín điện này, cho nên ngài sẽ hiểu tại sao Pam1 đã giới thiệu Rai-tơ với nữ hoàng. Theo chỗ tôi biết, sự kiện này có liên quan đến việc nước Nga gia nhập Liên minh điện tín áo - Phổ. Tôi đã thông báo những sự việc này cho Cô-lét. Có thể, về phần mình, ngài cũng sẽ biết cách sử dụng những sự việc đó.

Xin gửi ngài lời chào rất kính trọng.

C.Mác

Cả Ăng-ghen, cả tôi đều chưa nhận được tập sách của ông ấy2

, trừ một bản độc nhất. Cũng có vẻ như ngài chủ nhà xuất bản đã không tỏ ý muốn cho đăng trên các báo - nhân danh nhà xuất bản - một bản thông báo bình thường về việc tập sách đã được xuất bản.

Công bố lần đầu In theo bản viết tay

Nguyên văn là tiếng Đức

_____________________________________________________________

1 - Pan-mớc-xtơn.

38

mác gửi phéc-đi-năng lát-xan ở Béc-lin ở Béc-lin

[Luân Đôn, khoảng 2 tháng Sáu 1860]

Lát-xan thân mến!

Đã gần ba tuần lễ này tôi bị bệnh gan. Căn bệnh này đã cản trở tôi làm bất cứ công việc gì và vẫn chưa khỏi hẳn.

Trước khi trả lời lá thư của anh, tôi xin có vài nhận xét sơ bộ. Tên của thông tín viên ở Béc-lin của tờ “Daily Telegraph” là A-ben. Anh có thể cung cấp cho tôi một số dữ kiện về con người này được không?

Viên trưởng công tố Svác-cơ, ngay cả ở cấp thứ hai, đã khước từ khởi tố vụ án hình sự kiện báo “National-Zeitung”, viện cớ là vụ án này không đáp ứng “quyền lợi của công chúng”. Sắp tới sẽ có đơn kiện lên toà án dân sự.

Bây giờ tôi nói về lá thư của anh.

Tôi sẽ không đến Béc-lin604. Tôi đã không có mặt ở Khuên và về những lời khai có tuyên thệ ở đó của Sti-bơ thì tôi chỉ được biết qua các bài tường thuật của báo “Kửlnische Zeitung”. Những bài tường thuật này là cơ sở của sự phê phán của tôi được trình bày trong cuốn “Vạch trần”1, vì thế tôi sẽ không giúp ích được với tư cách là nhân chứng trong vụ án này. Nếu người ta muốn thẩm vấn tôi về một điểm này hay một điểm khác thì tôi sẵn sàng cung cấp các lời khai _____________________________________________________________

1 C.Mác. Vạch trần vụ án những người cộng sản ở Khuên .

(hiển nhiên, như vẫn thường làm đối với những người lưu vong khác) tại sứ quán Phổ ở Luân Đôn.

Khi vụ án Ai-sơ-hốp còn đang ở giai đoạn đầu thì nhà xuất bản của báo “Hermann” là Giúc đã có hỏi tôi về việc này. Tôi đã trao cho ông ấy ấn phẩm “Vạch trần”, đã khuyên ông ấy mời Snai-đơ II ở Khuên làm nhân chứng và lưu ý ông ta đến sự cần thiết phải thẩm vấn Hiếc-sơ hiện còn bị giam trong nhà tù Hăm-buốc605. Có lẽ cuộc thẩm vấn này đã được tiến hành một cách rất vụng về. Lẽ ra cần đưa Hiếc-sơ đến Béc-lin để anh ta tự mình cung cấp những lời chứng. Chỉ có làm như vậy, thông qua phương pháp thẩm vấn chéo một cách cặn kẽ mới có thể công khai vạch trần tất cả những mưu mô trơ trẽn ấy, vì Hiếc-sơ đã nắm được tất cả mọi điều bí mật của Sti-bơ - Gôn-hai-nơ - Grây-phơ - Phlơ-ri.

Một nhân chứng khác cũng cần thiết phải có, - đó là nhân vật Séc-van (Giô-dép Crê-mơ) hiện đang có mặt ở Pa-ri. Không nghi ngờ gì nữa, nước Phổ có thể đòi dẫn độ con người này vì hắn đã chạy trốn khỏi A-khen sau vụ làm giả các tấm kỳ phiếu. Nhưng chính phủ đã tự kiềm chế trước hành động đó. Ngoài ra, hắn là gián điệp Pháp, và vì vậy cũng được Bô-na-pác-tơ bảo vệ.

Đa số những nhân vật còn lại thì hiện đang ở bên Mỹ, việc thẩm vấn họ có thể có ý nghĩa. Chỉ có một người trong số họ hiện còn ở đây - đó là một người có tên là Đơ La-xpê ở Vi-xba-đen, làm phiên dịch cho cảnh sát Anh. Tôi đã thi hành những bước cần thiết để gặp được [ông ta]1* và tôi sẽ làm rõ xem ông ta sẽ có đồng ý hoặc là [đi]1* Béc-lin, hoặc là đưa ra những lời khai tại sứ quán Phổ, hay không. Năm 1853 [ông ta]1* đã toan tính vạch mặt Sti-bơ trên tờ “Times”. Bài này không được đăng...1* vì có sự can thiệp của Bun-den.

[Bây giờ]1

tôi sẽ nêu ra mấy điểm mà có thể anh sẽ biết cách _____________________________________________________________

khai thác. Tôi đã viết tài liệu “vạch trần” ngay sau khi kết thúc vụ án Khuên. Nhưng về sau tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu vụ án làm tôi rất quan tâm này. Tôi xin nêu lên trước một số nhận xét là Ai-sơ- hốp nhất định đã đề xuất ý tưởng tuyệt diệu là đòi triệu Gôn-hai- mơ và Grây-phơ - những đồng loã chủ yếu của Sti-bơ - ra làm nhân chứng cho việc bào chữa. Nói chung thì sự thể là chỉ có thể truy tố Sti-bơ và đồng bọn trong trường hợp chính phủ ấn định một cuộc điều tra về vụ án ở Khuên. Nhưng chính phủ sẽ không làm việc này.

Người ta khẳng định rằng Sti-bơ (xin xem ở tr. 10 cuốn “Vạch trần” của tôi)606 đã đưa ra lời khai có tuyên thệ ở Khuên rằng ông ta “đã chú ý” đến “tài liệu lưu trữ về vụ âm mưu” - được lưu giữ ở chỗ Ô-xvan-đơ Đi-txơ tại Luân Đôn - nhờ cảnh sát trưởng Béc-lin đã gửi đến Luân Đôn cho ông ta những bản sao “số giấy tờ tìm thấy ở nhà Nốt-i-ung”. Có thể dễ dàng bác bỏ lời khai man có tuyên thệ ấy, bằng cách xem lại các tài liệu của vụ án Khuên, trong đó phải có cả những giấy tờ tìm thấy ở chỗ Nốt-i-ung.

Sự việc diễn ra như sau. Séc-van (Giô-dép Crê-mơ) đã từng là thông tín viên ở Pa-ri cho Liên minh của Vi-lích - Sáp-pơ607 và, trong tư cách thông tín viên, đã trao đổi thư từ với Ô-xvan-đơ Đi- txơ. Đồng thời Séc-van còn là tay chân của viên công sứ Phổ ở Pa- ri là bá tước Hát-txơ-phen. Hắn chẳng những mật báo với Hát- txơ-phen về Đi-txơ trong tư cách là thư ký ban quản trị ở Luân Đôn của Liên minh của mình, mà còn gửi cho Đi-txơ những bức thư mà về sau này được dùng làm vật chứng. Sti-bơ và Grây-phơ (như chính bản thân Grây-phơ đã kể cho Hiếc-sơ trước sự hiện diện của Phlơ-ri) đã nhận được tin tức do Hát-txơ-phen cung cấp. Thông qua Roi-tơ họ đã biết được nơi cư trú của Đi-txơ, sau đó, theo nhiệm vụ của Sti-bơ trao cho, Phlơ-ri đã cùng với Roi-tơ tổ chức ăn trộm ở nhà Đi-txơ. Hiếc-sơ cũng biết việc này.

Tiện thể cũng cần lưu ý đến một tình huống sau đây mà ngài Hiếc-sơ đã biết rõ. Phlơ-ri đã sao lại chính xác các bức thư do Roi- tơ đánh cắp được và đã đưa chúng cho Hiếc-sơ đọc. Trong số những thư từ ấy có bức thư của Stê-khan gửi từ Han-nô-vơ, trong đó Stê- khan cho biết đã chuyển 30 ta-le gửi cho những người lưu vong. Sti-bơ (cùng với người bạn của mình là Véc-mút ở Han-nô-vơ) biến số đó thành con số “530 ta-le dành cho các vị lãnh đạo”. Theo chỗ tôi biết, Stê-khan có mặt ở Ê-đin-buốc chắc là có thể đưa ra một lời khai, thay cho lời tuyên thệ, về điểm này. Sti-bơ tiếp đó còn thề (theo bài tường thuật của báo “Kửlnische Zeitung”, xin xem ở tr. 11 trong cuốn “Vạch trần”)608 rằng số tài liệu lưu trữ của Đi-txơ là do người ta gửi từ Luân Đôn đến Béc-lin cho ông ta và rằng ông ta đã nhận được số tài liệu lưu trữ ấy vào ngày 5 tháng Tám 1851. Thật ra Sti-bơ đã đích thân, vào ngày 20 tháng Bảy 1851, chở số tài liệu “lưu trữ” ấy từ Luân Đôn đến Pa-ri. Nếu muốn thì chính La-xpê nêu trên có thể xác nhận có tuyên thệ về điểm này.

Tại Béc-lin, ngài Grây-phơ đã đưa ra lời khai có tuyên thệ rằng ông ta không biết Hiếc-sơ, hoặc là dù sao cũng chỉ biết Hiếc-sơ rất qua loa. Thật ra thì Hiếc-sơ, tại căn hộ riêng hồi đó của An-béc-xơ, 39, Brewer Street, Golden Square (An-béc-xơ hồi ấy, cũng như hiện nay, là bí thư của sứ quán Phổ ở Luân Đôn), chính là thông qua Grây-phơ mà đã làm quen được với Phlơ-ri. Việc này diễn ra sau khi Grây-phơ nhận được ở Hiếc-sơ bản báo cáo về hoạt động của giới lưu vong cách mạng. Kể từ thời điểm ấy Grây-phơ, Phlơ- ri, Hiếc-sơ (dưới sự chỉ đạo của Grây-phơ) đã cùng làm việc với nhau và đã cùng nhau làm ra cuốn sổ biên bản giả.

Tháng Tư 1853 Gôn-hai-mơ và Sti-bơ lại đến Luân Đôn để lập mối liên lạc giữa vụ âm mưu thuốc súng bí mật của Cô-sút và vụ âm mưu ở Béc-lin (của La-đen-đoóc-phơ)609. Vào thời gian ấy (tức

là nhiều tháng sau khi kết thúc vụ án ở Khuên), Hiếc-sơ đã thường xuyên tháp tùng họ ở Luân Đôn và cùng hành động với họ.

Để nhận định về các mật vụ Phổ ở Luân Đôn - cảnh sát đã thú nhận trước toà rằng Phlơ-ri là mật vụ của cảnh sát - tôi xin nói như thế này: họ của Phlơ-ri này là Crau-dơ; hắn là con trai của người thợ đóng giày Crau-dơ đã bị xử tử cách đây 22-25 năm ở Đre-xđen vì tội đã giết nữ bá tước Suên-béc-gơ và người hầu phòng của bà ấy. Một thời gian sau vụ án Khuên, cũng vẫn Phlơ-ri Crau-dơ ấy đã bị kết án ở Luân Đôn trong vụ án về tội giả mạo, - lĩnh án hai hoặc ba năm tù khổ sai. Bây giờ hắn đã mãn hạn tù và lại làm việc như cũ.

Vụ âm mưu ở Pháp (complot Allemand - francai1

)610, dưới sự chỉ đạo của Sti-bơ, đã được Séc-van tổ chức cùng với Grây-phơ, Phlơ-ri, Bếch-cơ-man, Dôm-me và tên gián điệp Pháp Luy-xiêng Đơ-lô-ốt (hoạt động dưới cái tên Đuy-prê). Theo đòi hỏi của Séc- van, Grây-phơ (cũng giống như Sti-bơ, hắn thề rằng hắn không biết các tên gián điệp Pháp - Phổ là Séc-van và Ghi-pe-rích) đã đến Bắc Đức chủ yếu để tìm hiểu ở Hăm-buốc về nơi cư trú của một người thợ may tên là Tít-xơ và chiếm lấy các bức thư mà Séc- van viết cho ông ta theo sự uỷ nhiệm của cảnh sát. Tại Hăm-buốc hắn đã đến căn hộ người vợ chưa cưới của Tít-xơ để “đóng vai người bạn của Tít-xơ” lấy đi một số giấy tờ nguy hiểm để đem đi cất giấu. Song, dự định này đã thất bại.

Thông qua Đơ-lô-ốt - Đuy-prê, Grây-phơ cũng trao đổi thư từ với Mô-pa về việc trả tự do cho Séc-van và Ghi-pê-rích. Ngay khi Séc-van tới Luân Đôn, Grây-phơ đã định cho hắn mức lương cố định là 1 pao 10 si-linh mỗi tuần. Cũng vẫn Grây-phơ đã phái hắn đến _____________________________________________________________

1 - vụ âm mưu Đức - Pháp.

đảo Giéc-xi để chuẩn bị tại đó một vụ âm mưu chính trị lớn. Sau này, liên hệ giữa Grây-phơ với Séc-van bị gián đoạn. Nếu muốn

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 6 ppt (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)