Công ty lữ hành

Một phần của tài liệu Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ lữ hành của khách hàng cá nhân tại Công ty TNHH Du lịch Kết Nối Huế (Trang 27 - 29)

Ở thởi kì đầu tiên, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào các hoạt

động trung gian, làm đại lí bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách sạn, hàng không,v.v…Khi đó doanh nghiệp lữhành (thực chất là các đại lí du lịch) được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủyếu dưới hình thức là đại diện, đại lí cho các nhà sản xuất (khách sạn, hãng ô tô, tàu biển, v.v…) bán sản phẩm tới tận tay

người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng.

Một cách định nghĩa phổbiến hơn là căn cứ vào hoạt động tổchức các chương

trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Khi đã phát triểnởmột mức độ cao hơn

phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng lẻ như dịch vụ khách sạn,vé máy bay, ô tô, tàu thuỷvà các chuyến tham quan thành một sản phẩm (chương trình du lịch) hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa: “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách

pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch, kí kết các hợp đồng du lịch và tổchức thực hiện các chương trình du lịch

đã bán cho khách du lịch”

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn, mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Các công ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, hãng hàng không, tàu biển, ngân hàng phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữhành. Kiểu tổ chức các công ty lữhành nói trên rất phổbiếnở Châu Âu, Châu Á và đã trởthành những tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽthị trường du lịch quốc tế.Ở giai đoạn này, công ty du lịch không chỉ là người bán (phân phối), người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Từ đó, có thểnêu một định nghĩa doanh nghiệp lữ hành như sau:

Doanh nghiệp lữhành là tổ chức kinh tếcó tên riêng, có tài sản, có trụsở ổn

định, được đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữhành có thểtiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụcác nhu cầu du lịch của khách hàng từkhâu

đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữhành khác nhau chủ yếu trên các

phương diện sau đây:

•Quy mô và địa bàn hoạt động •Đối tượng khách

•Mức độtiếp xúc với khách du lịch

•Mức độtiếp xúc với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch

Như vậy, tuỳ vào quy mô và phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, hình thức tổchức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các

tên gọi khác nhau: hãng lữ hành, công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữhành nội địa. Riêng ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành thường có tên gọi phổbiến là các trung tâm lữhành quốc tế, nội

địa nằm trong các công ty du lịch.

Một phần của tài liệu Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ lữ hành của khách hàng cá nhân tại Công ty TNHH Du lịch Kết Nối Huế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)