Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường thông tin nội bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại việt nam (Trang 49 - 53)

bộ của công ty đến các quyết định chiến lược của các công ty đi thâu tóm

2 3 1 1 Các nghiên cứu trên thế giới

* Ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến các quyết định chiến lược của các công ty đi thâu tóm

M&A là chiến lược đầu tư quan trọng đối với tất cả các bên tham gia, do đó chất lượng thông tin của các đối tác công bố ra bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đến quyết định M&A, đặc biệt là quyết định nắm giữ vốn và lựa chọn khu vực thâu tóm Cả công ty đi thâu tóm và công ty mục tiêu đều đặc biệt quan tâm đến môi trường thông tin nội bộ của đối tác thể hiện thông qua chất lượng báo cáo tài chính được công bố cũng như tính thanh khoản cổ phiếu của công ty trên thị trường Quản trị lợi nhuận, yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin của công ty Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận đối với hoạt động M&A còn hạn chế, phần lớn xem xét ở khía cạnh công ty đi thâu tóm

Các bằng chứng thực nghiệm hiện có nhận thấy rằng các nhà quản lý của các công ty niêm yết có xu hướng sử dụng hành vi quản trị lợi nhuận để tác động lên giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian ngắn trước những sự kiện cụ thể của công ty (Keown và Pinkerton, 1981; Barclay và Warner, 1993; Schwert, 1996; Hu và cộng sự, 2022; ) Keown và Pinkerton (1981) thực hiện khảo cứu mối liên quan giữa thông báo sáp nhập và giao dịch nội gián Nhóm tác giả nhận diện thấy có sự tồn tại lợi nhuận bất thường đáng kể trước lúc công khai kế hoạch sáp nhập lần đầu tiên, và

lý giải nguyên nhân do có sự rò rỉ thông tin nội bộ ra bên ngoài Ở một nghiên cứu khác, Barclay và Warner (1993) cũng phát hiện thấy hầu hết các cổ phiếu niêm yết được kiểm chứng đều thay đổi giá tích lũy đối với quy mô giao dịch trung bình, nguyên nhân do rò rỉ thông tin giao dịch cá nhân Barclay và Warner cũng nhận thấy lợi nhuận bất thường đáng kể chiếm 50% trong tổng phần bù thương vụ, trong đó phần bù thương vụ được xác định bằng chênh lệch giữa giá chào mua và giá cổ phiếu trước thời điểm thông báo M&A của công ty mục tiêu

Tiến hành khảo sát mối liên hệ giữa chi phí thâu tóm và hành vi nâng giá cổ phiếu trước thâu tóm của tất cả các công ty mục tiêu được niêm yết ở sàn NYSE và AMEX, Schwert (1996) nhận thấy việc gia tăng thị giá cổ phiếu trước và sau khi công bố thương vụ không liên quan đến nhau Hành vi nâng giá làm gia tăng chi phí của các công ty đi thâu tóm Schwert chỉ ra lợi nhuận bất thường chiếm 57% trong tổng phần bù thương vụ Ở một nghiên cứu khác, Lennox và cộng sự (2018) phát hiện thấy việc các kiểm toán viên yêu cầu các công ty đi thâu tóm điều chỉnh giảm thu nhập trong năm trước liền kề trước khi thực hiện các thương vụ mua lại thanh toán bằng cổ phiếu, hàm ý các công ty đi thâu tóm đã sử dụng quản trị lợi nhuận như một phương thức để điều chỉnh giá cổ phiếu trước sự kiện M&A với kỳ vọng giảm chi phí thương vụ

Betton và cộng sự (2008) giải quyết vấn đề phải chăng hành vi nâng giá chứng khoán của các công ty mục tiêu đã dẫn đến việc các công ty đi thâu tóm phải nâng giá chào mua Kết quả nghiên cứu nhận diện thấy mối quan hệ cùng chiều giữa phần bù thương vụ và hành vi nâng giá, và xác nhận rằng công ty đi thâu tóm đã điều chỉnh mức giá chào mua sau sự kiện thông báo thương vụ Brigida và Madura (2012) nhận thấy các công ty đi thâu tóm không giảm giá chào mua để bù cho chi phí nâng giá cổ phiếu của công ty mục tiêu, dù chi phí này ảnh hưởng đến chi phí mua lại

Dai và cộng sự (2017) chứng minh được rằng công ty đi thâu tóm nắm giữ cổ phần lớn trong các công ty mục tiêu, có xu hướng chuyển giao quản trị sang các công ty mục tiêu, đặc biệt khi ở các công ty mục tiêu xuất hiện quản trị lợi nhuận

nhiều hơn Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu quả chuyển giao quyền lực quản trị của các cổ đông lớn phụ thuộc vào hiệu quả, chi phí và môi trường giám sát Hàm ý từ nghiên cứu cho thấy quản trị lợi nhuận là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định M&A của các công ty đi thâu tóm

Nghiên cứu của Doukas và Zhang (2020) nhận thấy các công ty đi thâu tóm có xu hướng quản trị lợi nhuận nhiều hơn trước khi công bố M&A so với các công ty mục tiêu, phù hợp với giả thuyết che giấu thu nhập Ngoài ra, bằng chứng từ nghiên cứu cho thấy năng lực điều hành cao của các nhà quản lý tại các công ty đi thâu tóm làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai sau khi thương vụ kết thúc

Mặc dù, các nghiên cứu này đã xem xét một khía cạnh của môi trường thông tin công ty, đó là vấn đề quản trị lợi nhuận, mà nguyên nhân chủ yếu do tác động của giao dịch nội gián dẫn đến sự thiên lệch về thông tin tiếp nhận giữa các chủ thể tham gia quá trình mua lại, và phần lớn tập trung xem xét ở khía cạnh công ty đi thâu tóm Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa chứng minh được ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận xét ở khía cạnh công ty mục tiêu đến quyết định sở hữu vốn cũng như lựa chọn khu vực M&A của các công ty đi thâu tóm

* Ảnh hưởng của thanh khoản cổ phiếu đến các quyết định chiến lược của các công ty đi thâu tóm

Bên cạnh yếu tố quản trị lợi nhuận, thanh khoản cũng là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh môi trường thông tin nội bộ của công ty Một số bằng chứng thực nghiệm hiện tại cho thấy thanh khoản có tác động đáng kể đến quá trình tái cấu trúc công ty (Graham và cộng sự, 2008, Massa và Xu, 2013; Yang và cộng sự, 2017; Huang và Ho, 2020; )

Sử dụng tiêu chí thanh khoản để phản ánh môi trường thông tin, Graham và cộng sự (2008) đánh giá khả năng mua lại của các công ty đi thâu tóm ở Anh vào thị trường mới nổi giai đoạn 1992-2003 Kết quả phân tích cho thấy giá, tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty lớn có mối tương quan cùng chiều với xác suất xảy ra các thương vụ thâu tóm ở thị trường mới nổi, hay nói cách khác tính thanh khoản

cổ phiếu càng cao thì xác suất xảy ra các thương vụ mua lại xuyên biên giới của các công ty đi thâu tóm càng tăng

Khảo sát các thương vụ mua lại xuyên biên giới đã công bố ở Mỹ từ năm 1996 đến 2002, Bae và cộng sự (2013) cho rằng việc lựa chọn mục tiêu thâu tóm không phụ thuộc nhiều vào mức độ thanh khoản thị trường quốc gia nơi công ty mục tiêu đóng trụ sở Hay thanh khoản thị trường quốc gia tiếp nhận đầu tư không có tác động đáng kể đến việc lựa chọn khu vực mua lại

Massa và Xu (2013) sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu chéo để phân tích giá trị thanh khoản cổ phiếu trong thị trường M&A Nhóm tác giả đưa ra bằng chứng cho thấy việc mua lại một công ty thanh khoản hơn sẽ có tác động tích cực đến tính thanh khoản của công ty đi thâu tóm, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động M&A Kết quả nghiên cứu của Yang và cộng sự (2017) cũng chỉ ra rằng các công ty đi thâu tóm nỗ lực mua lại nhiều hơn khi thanh khoản công ty cao, điều này phản ánh thanh khoản công ty mục tiêu càng cao có khả năng gia tăng các thương vụ mua lại đa số cổ phần Ngược lại, Huang và Ho (2020) nhận thấy tính thanh khoản của cổ phiếu cao thúc đẩy các nhà quản lý tham gia vào quản trị lợi nhuận Theo đó, thanh khoản cao làm gia tăng mối đe đọa về việc nhà đầu tư rút lui xuất phát từ việc đánh giá các rủi ro thanh khoản Hàm ý từ nghiên cứu cho thấy thanh khoản càng cao, xác suất xảy ra các thương vụ mua lại đa số càng giảm

Trên cơ sở khảo sát các nghiên cứu hiện có, tác giả nhận thấy chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ vai trò của môi trường thông tin đặc biệt là vấn đề thanh khoản cổ phiếu và quản trị lợi nhuận xét ở lăng kính công ty mục tiêu đối với hành vi nâng giá cổ phiếu và động thái điều chỉnh giá chào mua của các công ty đi thâu tóm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định thâu tóm của các công ty trong thương vụ M&A ở các quốc gia có môi trường thể chế và mức độ minh bạch thông tin khác nhau

2 3 1 2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn (2019) khảo sát ảnh hưởng của thanh khoản cổ phiếu đến quyết định lựa chọn khu vực mua lại của các công ty đi thâu tóm ở thị

trường Việt Nam giai đoạn 2005-2018, và phát hiện các công ty đến từ các quốc gia khác có xu hướng lựa chọn các mục tiêu nội địa có thanh khoản cổ phiếu cao nhằm tối thiểu hóa rủi ro khi thâm nhập thị trường mới Kết quả từ nghiên cứu này hỗ trợ giả thuyết thâm nhập thị trường chiến lược Nghiên cứu này đã xem xét duy nhất ảnh hưởng của yếu tố thanh khoản cổ phiếu và ảnh hưởng tiềm năng của yếu tố này đến quyết định chiến lược trong quá trình lập kế hoạch M&A

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng đầu tiên xác nhận tầm quan trọng của thanh khoản cổ phiếu đến hoạt động M&A ở Việt Nam Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra được ảnh hưởng của môi trường thông tin công ty đến thị trường M&A tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w