- Đặc biệt cân nhắc ảnh hưởng chi phối của các thành viên độc lập trong HĐQT cũng như quyền lực của CEO tại công ty mục tiêu ở Việt Nam Vai trò của cổ đông lớn tại những công ty này cũng cần được xem xét khi lên phương án chào mua cổ phần Đối với những công ty mục tiêu có cơ chế quản trị mạnh cũng như quyền lực của CEO lớn, việc thâu tóm toàn bộ hoặc đa số cổ phần khá khó khăn và rất dễ bị những công ty mục tiêu này kích hoạt các cơ chế phòng vệ tiêu cực Phương án khả dĩ nhất là thâu tóm từng phần, cũng vừa “thăm dò” vừa giảm thiểu rủi ro gánh khoản nợ từ công ty mục tiêu chuyển sang Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty đi thâu tóm đến từ nước ngoài với môi trường hoạt động và cơ chế cung cấp, báo cáo thông tin khác với Việt Nam Bên cạnh đó, việc “gom” những công ty mục tiêu Việt Nam có cơ chế quản trị tốt cũng là một giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư quốc tế, chuẩn bị tiền đề thiết yếu cho hoạt động kiểm soát toàn bộ trong dài hạn
- Đặc biệt thận trọng xem xét vấn đề minh bạch thông tin tại các công ty mục tiêu ở Việt Nam và sàng lọc cổ phiếu những công ty mục tiêu này dựa vào môi trường thông tin để góp phần ra quyết định đầu tư Thanh khoản cổ phiếu và quản trị lợi nhuận là hai trong nhiều tiêu chí để đo lường môi trường thông tin công ty và nên được tham khảo vận dụng để ra quyết định Đánh giá đúng giá trị cổ phiếu công ty mục tiêu là bài toán cấp thiết đặt ra cho các công ty đi thâu tóm khi lập chiến lược M&A Các công ty đi thâu tóm cần lựa chọn đội ngũ định giá, đội ngũ kiểm toán uy tín trong quá trình hỗ trợ phân tích các thông tin và định giá để từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư hiệu quả
Đối với các công ty đi thâu tóm ở “hải ngoại”, mặc dù đầu tư vào các công ty Việt Nam với hình thức M&A xuyên biên giới có nhiều ưu điểm, trong đó phải kể
đến sự năng động và tiềm năng tăng trưởng ấn tượng của thị trường Việt Nam với hơn 100 triệu dân Tuy vậy, việc thâu tóm này cũng đối mặt khá nhiều rủi ro và thách thức cho chủ thể đi mua Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, tình trạng công bố thông tin chưa đầy đủ, thị trường chứng khoán chưa hoàn chỉnh về mặt chức năng và cấu trúc,… khiến quyết định đầu tư xuyên biên giới chịu khá nhiều rủi ro Các công ty đi thâu tóm cần xây dựng kịch bản nắm giữ cổ phần tại công ty Việt Nam một cách phù hợp, cũng như hướng ưu tiên vào các doanh nghiệp đối tác có môi trường thông tin rõ ràng, minh bạch