Quản trị hoạt độngtổ chuyên môn tại trường THCS theohướng nghiên

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 32 - 35)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Quản trị hoạt độngtổ chuyên môn tại trường THCS theohướng nghiên

Một số lưu ý khi trao đổi, chia sẻ: - Cần lắng nghe tích cực.

- Không phát biểu chung chung.

- Không rút ra kết luận thống nhất chung của buổi thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Nên nhấn mạnh lại các vấn đề nổi bật, đáng quan tâm.

1.3. Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học cứu bài học

1.3.1. Khái niệm: Quản trị và quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS

a) Quản trị: Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả chấp nhận hoàn toàn.

- Về mặt thuật ngữ: Từ điển Hán Việt của tác giả Đào Duy Anh: “ Quản trị nói chung là quản trị (Administrer) [1]. “ Quản trị” theo nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê “ Quản trị là quản trị và điều hành công việc thường ngày, thường về sản xuất, kinh doanh”. [30] Theo Nguyễn Lân trong từ điển từ và ngữ Hán Việt thì “ Quản trị là phụ trách trông nom, sắp xếp công việc nội bộ của một tổ cức và chữ “ quản” là chăm nom, chữ “trị” được hiểu là sửa sang”. Quản trị có thể coi là công việc “ bếp núc” của Cán bộ quản lí của mỗi cơ sở, không có ai

23

làm thay. Còn có một cách hiểu khác nữa về chữ “trị” trong “ quản trị” chính là làm cho hưng trị, làm cho thịnh trị, là có giá trị.

- Ý kiến của các nhà khoa học. Có rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học từ các góc độ khoa học khác nhau bàn về khái niệm quản trị. Có thể nêu ra một số ý kiến:

Tác giả Mary Parket Follett cho rằng “ Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình [39].

James Stoner và Stephen Robbins [39] trình bày khái niệm về quản trị “

Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Từ “ tiến trình” trong định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát phải được thực hiện theo một trình tự nhất định.

Robert Albanese: “ Quản trị là một quá trình kĩ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn lực, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức”. [39]

Koontz và O’ Donnel lại cho rằng: Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả để hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định [17].

Margrove Harrison và Swearingen thì quản trị là việc phân tích các vấn đề phức tạp, khẩn yếu và quyết định. Người quản trị phải đặt mục tiêu, chính sách, biết làm kế hoạch, đưa các quy trình cần thiết cho mọi hoạt động. Người quản trị phải điều khiển cấp dưới, kiểm soát công việc, đo lường, lượng giá được kết quả và phải biết gây dựng phong trào phát huy sáng kiến, đổi mới nhằm đem lại tiến bộ trong phương thức sản xuất mới, trong thủ tục hành chính mới, trong sản phẩm tinh vi hơn và trong mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người [39].

Gallagher (2002) lại cho rằng: “ Quản trị là cấu trúc của các mối quan hệ nhằm mang đến sự kết dính, ủy nhiệm, chính sách, kế hoạch ra quyết định, chịu

24

trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng xã hội và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản trị trong khi quản trị nhằm đạt được kết quả mong đợi thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực, hiệu quả”. Điều này có nghĩa quản trị là hoạch định đường lối chính sách và quyết định các định hướng đầu tư lớn trong khi quản trị là điều hành và thực thi công việc hàng ngày. [39]

Từ các ý kiến của các nhà khoa học có thể xác định quản trị là các hoạt động có định hướng, chủ đích của nhà quản trị thông qua lập kế hoạch (hoạch định), tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đến đối tượng quản trị nhằm đạt được có hiệu quả mục tiêu quản trị đã xác định.

Từ khái niệm quản trị (mục 1.3.1) và hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS (mục 1.2.2.1) luận văn xác định: Quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng trường THCS các hoạt động có định hướng, chủ đích của hiệu trưởng nhà trường thông qua lập kế hoạch (hoạch định), tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đến hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, chất lượng dạy và học và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Với khái niệm trên, quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng trường THCS có các đặc điểm cơ bản sau: Mục tiêu của quản trị là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, chất lượng dạy học trong nhà trường, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên; đối tượng của quản trị là hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học; chủ thể quản trị bao gồm nhiều chủ thể trong nhà trường nhưng chủ thể chính là hiệu trưởng trường THCS; nội dung quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường theo hướng nghiên cứu bài học.

b) Chức năng. Quản trị và quản trị trong giáo dục, nhà trường bao gồm các chức năng cơ bản sau:

25

- Chức năng hoạch định: Đây là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị. Nhà quản trị cần phải xác định trước những mục tiêu của tổ chức, xây dựng và quyết định những chiến lược tổng thể để thực hiện mục tiêu này và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động của tổ chức, đồng thời đưa ra các biện pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu, thực hiện kế hoạch của tổ chức.

- Chức năng tổ chức: Đây là công việc liên quan đến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổ chức, chủ yếu là thiết kế cơ cấu của tổ chức: xác định các việc phải làm, phân công nhân sự làm các công việc đó, trách nhiệm của các bộ phận, giới hạn quyền hạn các bộ phận…

- Chức năng lãnh đạo/điều khiển: Thuật ngữ này mô tả sự tác động của nhà quản trị đối với các nhân viên cũng như sự giao việc cho những người khác làm. Bằng việc thiết lập môi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn thông qua sự kích thích, động viên, chỉ huy, phối hợp hợp tác các nhân viên trong tổ chức, giải quyết các xung đột trong tập thể nhằm đưa tổ chức đi đúng hướng dự kiến và thực hiện được các mục tiêu đặt ra.

- Chức năng kiểm soát: Nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng mục tiêu đã đề ra bằng việc theo dõi xem tổ chức của mình hoạt động như thế nào, bao gồm việc theo dõi toàn bộ hoạt động của các thành viên, các bộ phận và cả tổ chức. Hoạt động kiểm soát thường là việc thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực tế, so sánh kết quả thực hiện thực tế với các mục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì những nhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết nhằm đưa tổ chức đi đúng quỹ đạo đến mục tiêu.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)