Nội dung quản trị hoạt độngtổ chuyên môn theohướng nghiên cứu bà

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 35 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung quản trị hoạt độngtổ chuyên môn theohướng nghiên cứu bà

học tại trường THCS

1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động và quyết định những gì cần làm để đạt được mục tiêu đó; “Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản trị có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống

26

nói chung và hoạt động cụ thể nói riêng”. [3] [17] [23]. Lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học bao gồm các nội dung quản trị:

1) Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo... về hoạt động tổ chuyên môn, nghiên cứu bài học.

2) Xác định mục tiêu và thống nhất nội dung hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

3) Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hiện nay (mạnh, yếu, thời cơ, thách thức)

4) Lập kế hoạch cụ thể về các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

5) Xác định các biện pháp, cách thức, con đường cụ thể tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo các bước của nghiên cứu bài học

6) Xác định các nguồn lực (nhận lực, vật lực, môi trường…) phục vụ cho việc hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

1.3.2.2. Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Tổ chức là quá trình xác định, cấu trúc tổ chức của hệ thống theo các đơn vị trực thuộc với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo thực thi các chức năng nhiệm vụ hướng tới mục tiêu chung của hệ thống”; “Tổ chức là quá trình tạo lập các thành phần cấu trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho các bộ phận thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức” [3], [17], [23]. Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng bao gồm:

1) Hình thành trong nhà trường bộ phận chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

2) Xác định các bộ phận, cán bộ và giáo viên trong nhà trường tham gia hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3) Xác định nội dung, các nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, cán bộ và giáo viên tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

27

4) Xác lập và tổ chức phối hợp các bộ phận tổ chức thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (giữa các tổ chuyên môn, giữa các bộ phận chức năng với tổ chuyên môn, giữa các thành viên trong tổ chuyên môn)

5) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

6) Tổ chức các giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

1.3.2.3. Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Chỉ đạo là điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động, động viên giúp đỡ cán bộ người dưới quyền, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được phân công nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống [3], [17], [23]. Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng trường THCS được thể hiện thông qua các công việc:

1) Cụ thể hóa và ra các quyết định về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong nhà trường

2) Tổ chức thực hiện các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (dạy học, bồi dưỡng giáo viên, ..)

3) Động viên, khuyến khích các bộ phận, cán bộ, GV trong nhà trường thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 4) Điều khiển và điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên

cứu bài học

5) Chỉ đạo xây dựng môi trường thuận lợi cho tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

6) Tổng kết rút kinh nghiệm nhằm tổ chức tốt hơn hoạt động theo hướng nghiên cứu bài học và phát triển năng lực người học

1.3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Kiểm tra đánh giá là chức năng của quản trị thông qua đó cá nhân, nhóm, tổ chức theo dõi, giám sát hoạt động và kết quả hoạt động, uốn nắn sửa chữa những

28

sai lệch cần thiết”; “Kiểm tra đánh giá bao gồm 3 nội dung: Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra, giám sát hoạt động và đối chiếu với mục tiêu; điều chỉnh sai lệch cần thiết”[3], [17], [23]. Nội dung kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học bao gồm các công việc quản trị:

1) Xác định tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

2) Chỉ đạo lựa chọn các hình thức, phương pháp kiểm tra phù hợp đánh giá đúng thực chất hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3) Tổ chức kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học theo kế hoạch

4) Kiểm tra việc phối hợp giữa các bộ phận thực hiện tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

5) Phát hiện sai sót và điều chỉnh kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 35 - 38)