Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt độngtổ chuyên môn theohướng

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 80 - 84)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt độngtổ chuyên môn theohướng

nhau của các thành viên trong tổ chuyên môn.

Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng: tổ chức bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, bồi dưỡng tập trung theo cụm trường; tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên và đặc biệt chú ý đến hình thức bồi dưỡng thông qua trải nghiệm bên ngoài nhà trường.

- Sử dụng kết quả bồi dưỡng vào đánh giá thi đua của giáo viên và đặc biệt vào việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trong nhà trường.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện

- Hiệu trưởng phải là người am hiểu kiến thức về hoạt động nghiên cứu bài học, hiểu biết tâm lý, tâm tư nguyện vọng của từng thành viên.

- Mời những chuyên gia có hiểu biết chuyên sâu về nội dung hoạt động nghiên cứu bài học để tập huấn cho Cán bộ quản lí, giáo viên nắm vững kiến thức nghiên cứu bài học và có kỹ năng, kỹ thuật hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên về nghiên cứu bài học trong tổ chuyên môn thì người tổ trưởng chuyên môn cần luôn giữ vai trò đầu tàu, tiên phong trong đổi mới, thực sự là tấm gương về tự học và tự bồi dưỡng. Như vậy mới động viên được giáo viên trong tổ chuyên môn có nhu cầu hứng thú trong việc tiến hành các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cho giáo viên trong tổ chuyên môn.

3.2.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nghiên cứu bài học

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Công tác kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn và thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm mục đích: Điều khiển, điều

71

chỉnh hoạt động tổ chuyên môn đi đúng hướng, đúng với kế hoạch đã đề ra, làm cho hoạt động của tổ chuyên môn không tùy tiện, không ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và đáp ứng mục tiêu đã xác định của tổ chuyên môn và của nhà trường; Giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đi đúng hướng, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những vấn đề phát sinh theo chỉ đạo của cấp trên được kịp thời; Đưa ra các tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

Nội dung của kiểm tra bao gồm:a) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn đã được xác định từ đầu năm học; b) Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn như: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn; Đánh giá hồ sơ chuyên môn giáo viên; Đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên; Kiểm tra chuyên đề: đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tự chọn, dạy nghề, công tác chủ nhiệm, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp,...; kiểm tra chuyên đề vở ghi, túi bài kiểm tra học sinh,...; kiểm tra qui trình thực hiện các bước trong nghiên cứu bài học của hoạt động tổ chuyên môn c) Kiểm tra giáo viên, người trực tiếp thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn, người chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; d) hoạt động tổ chuyên môn là hạt nhân hoạt động chuyên môn trong nhà trường có quan hệ chặt chẽ với việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, vì vậy, việc kiểm tra phải được triển khai đến từng giáo viên để giáo viên có ý thức tự kiểm tra đánh giá hoạt động cá nhân, năng lực dạy học của cá nhân từ đó có phương hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho bản thân.

Cách thức thực hiện biện pháp

- Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động tổ chuyên môn và thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Các tiêu chí này được xác định dựa vào qui trình nghiên cứu bài học; qui trình thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường. Trong kế hoạch xác định rõ các nội dung, mốc thời

72

gian, chỉ tiêu dự kiến kiểm tra - đánh giá trong năm học và được thông báo rộng rãi trong hội đồng sư phạm nhà trường; Chỉ đạo Phó hiệu trưởng chuyên môn và Tổ trưởng chuyên môn theo dõi và tổ chức kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra và báo cáo kết quả kịp thời để tổ chức rút kinh nghiệm trong Hội đồng sư phạm nhà trường hoặc tại tổ chuyên môn.

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ kiểm tra gồm các thành viên kiểm tra có uy tín, đủ thành phần và có sức thuyết phục đối với giáo viên trong trường, giao nhiệm vụ cho từng thành viên tổ chức bồi dưỡng cho các thành viên cho các thành viên tham gia kiểm tra nắm vững nguyên tắc ý nghĩa, nội dung và phương pháp thực hiện kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn theo quy chế chuyên môn.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học rất phức tạp nhưng hết sức quan trọng nên hiệu trưởng cần sử dụng nhiều nguồn thông tin và thông qua nhiều kênh thông tin để thực hiện kế hoạch kiểm tra - đánh giá, đặc biệt là khâu kiểm tra - đánh giá kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn. Nếu kiểm tra - đánh giá đúng, có tính sư phạm cao sẽ phát huy được sức mạnh nội lực của tập thể sư phạm, ngược lại nếu kiểm tra không chính xác, đánh giá không đúng sẽ phản tác dụng, đưa phong trào đi xuống, không có động lực phấn đấu trong tập thể giáo viên, thực hiện các hình thức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Chia kế hoạch kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học thành các phần việc cụ thể để việc theo dõi và thực hiện dễ dàng và có hiệu quả cao: việc kiểm tra thực hiện kế hoạch chuyên môn và dạy học phải kiểm tra thường xuyên, hàng ngày; việc tổ chức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hồ sơ chuyên môn - nghiệp vụ, kiểm tra đột xuất,... thực hiện theo kế hoạch tuần, tháng. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện kế hoạch kiểm tra - đánh giá để giáo viên có biện pháp khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm;

- Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá, tổ chức thực hiện việc kiểm tra các hoạt động tổ chuyên môn: Hoạt động dạy học theo kế hoạch, đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, vv...

73

- Trong quá trình kiểm tra, phát hiện các sai sót lệch lạc trong hoạt động tổ chuyên môn nghiên cứu bài học và thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường theo hướng nghiên cứu bài học để từ đó có sửa chữa các sai sót, điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch để đạt được mục tiêu đã xác định.

- Tổ chức họp rút kinh nghiệm đánh giá kết quả kiểm tra sau mỗi đợt kiểm tra và ghi vào biên bản lưu hồ sơ để làm căn cứ đánh giá tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.

- Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá vào công tác thi đua và phát triển năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Triển khai đầy đủ các văn bản quy định hoạt động tổ chuyên môn tới tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trực tiếp giảng dạy trong tổ chuyên môn.

- Hiệu trưởng có năng lực xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá và bộ công cụ để kiểm tra - đánh giá một cách khoa học, đầy đủ, sát thực tế; giao nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn những việc cụ thể để họ tổ chức triển khai công việc được thuận lợi, tránh chồng chéo và có kết quả cao;

- Thường xuyên nắm bắt thông tin về thực hiện quy chế chuyên môn từ tổ chuyên môn thông qua tổ trưởng chuyên môn, giáo viên hoặc trực tiếp kiểm tra các thông tin về hoạt động của tổ chuyên môn.

- Kế hoạch và công cụ kiểm tra - đánh giá được công khai, minh bạch, dân chủ và công bằng;

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải đảm bảo khách quan công bằng và công khai lấy hiệu quả công việc của tổ chuyên môn, giáo viên làm tiêu chuẩn và thước đo đánh giá. Như vậy, hoạt động tổ chuyên môn mới phát huy được hiệu quả và thực sự nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

- Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của tổ chuyên môn, của nhà trường và của ngành.

74

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)