Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên kh

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 72 - 80)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên kh

tham gia hoạt động nghiên cứu bài học

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Mục đích của biện pháp giúp Cán bộ quản lí, giáo viên thấy rõ được hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nằm trong hệ thống các hoạt động chuyên môn của nhà trường được thể hiện trong các văn bản của Bộ, Sở và phòng GD&ĐT. Giúp cho giáo viên nắm được mục đích, nội dung các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học mà tổ chuyên môn thực hiện trong năm học; có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; giáo viên được thể hiện khả năng, năng lực, khẳng định bản thân thông qua hoạt động hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cán bộ giáo viên sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo được niềm tin và động lực cho giáo viên, giúp giáo viên có ý thức xây dựng và đầu tư trí lực khi tham gia các hoạt động chuyên môn của tổ theo hướng nghiên cứu bài học.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản chỉ đạo, các Chỉ thị, Nghị quyết, nhiệm vụ năm học, họp tổ chuyên môn,... xác định là khâu cơ bản trong quá trình nghiên cứu bài học. Biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức, tạo sức mạnh tập thể, tạo được động lực cho giáo viên để thống nhất trong nhận thức và hành động của giáo viên.

63

Thường xuyên tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệp, hội thảo, tọa đàm, trao đổi với các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về tầm quan trọng và tác dụng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đối với việc phát triển năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề giáo viên.

Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phổ biến công khai các tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung các phong trào thi đua đến toàn thể giáo viên. Việc bình xét thi đua phải đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan, đúng người,... thực sự có tác dụng động viên khuyến khích giáo viên làm việc có hiệu quả.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức họp tổ chuyên môn cho giáo viên học tập chính trị, nhiệm vụ năm học, các khâu cơ bản trong quá trình nghiên cứu bài học ngay từ đầu năm học để thống nhất trong nhận thức và hành động.

Giáo viên phải tích cực tham gia từ khâu chuẩn bị, lựa chọn và thiết kế bài học, dạy minh họa, dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm,... Qua đó, giáo viên học tập lẫn nhau, thử nghiệm và trải nghiệm cái mới, biết vận dụng lý thuyết với thực hành,.... nhằm phát triển năng lực chuyên môn mới cho giúp giáo viên hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn để cùng nhau thực hiện. Bởi vậy, Hiệu trưởng trường phải xác định hoạt động tổ chuyên môn là vấn đề trụ cột, quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng.

Triển khai nhiệm vụ cụ thể hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong năm học của tổ, chú trọng các nhiệm vụ mang tính điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của hoạt động chuyên môn năm học trước.

Tổ chuyên môm trong trường THCS gồm nhiều môn học khác nhau nhưng cùng thực hiện mục tiêu, các hoạt động dạy học và giáo dục theo sự quản trị chỉ đạo chung. Vì vậy, tổ chuyên môn cần khuyến khích giáo viên tích cực tổ chức tham quan, học tập, trao đổi, hội thảo để làm rõ tác dụng của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Tổ chức cho giáo viên học tập những trường THCS đã tổ chức tốt hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để học hỏi kinh nghiệm. Cán bộ giáo viên có thể tìm hiểu về nội dung, hình thức tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo

64

hướng nghiên cứu bài học, những biện pháp để tổ chức thành công những hoạt động đó. Về cơ bản qua tham quan có thể sơ bộ đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, những điều cần tham khảo và học tập được để có thể áp dụng vào đơn vị mình. Qua tham quan, cán bộ, giáo viên một lần nữa bằng thực tế thấy rõ tầm quan trọng và tác dụng của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Kiểm tra, đánh giá: Tổ trưởng chuyên môn cần công khai nội dung các tiêu

chí thi đua, công tác kiểm tra, đánh giá, yêu cầu các cá nhân thực hiện nghiêm túc. Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo khoa học, công bằng, chính xác. Kết quả thi đua được thể hiện qua chất lượng dạy học và hiệu quả công việc giáo dục học sinh.

- Sử dụng các kết quả đánh giá vào tiêu chuẩn đánh giá giáo viên để tạo động lực và niềm tin cho giáo viên tham gia hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

3.2.1.4.Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải là người có uy tín cao với đội ngũ giáo viên và học sinh, phải nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, đặc biệt là nắm vững kiến thức về hoạt động nghiên cứu bài học. Hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể, làm việc khoa học và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học.

- Hiệu trưởng phải có khả năng bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên, đồng thời có thể mời các chuyên gia để bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ kiến thức nghiên cứu bài học.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa cán bộ quản lí và giáo viên về nhận thức tầm quan trọng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong nhà trường.

- Đảm bảo cơ sở vật chất cho các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên trong nhà trường về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

3.2.2.Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng chuyên môn

65

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Trang bị cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn những vấn đề về lý luận và kỹ năng cơ bản trong quản trị, điều hành hoạt động tổ chuyên môn sao cho đạt hiệu qủa cao nhất và chất lượng tốt nhất, phát huy hết khả năng của tổ trưởng chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng để phát huy tối đa những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong việc quản trị hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Biện pháp còn hướng đến mục tiêu đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản trị nguồn nhân lực tại các tổ chuyên môn trong nhà trường và từ đó tạo sự đồng đều về chất lượng hoạt động giữa các tổ chuyên môn, nâng cao hiệu quả quản trị các mối quan hệ của tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong tổ nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.

3.2.2.2Nội dung biện pháp

- Tổ chức bồi dưỡng phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm, nghiệp vụ quản trị, bồi dưỡng các “kỹ năng mềm” cho tổ trưởng chuyên môn. Trong đó chú trọng đến kỹ năng quản trị các hình thức hoạt động tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

3.2.2.3.Cách thức thực hiện

- Xác định nhu cầu cần bồi dưỡng các vấn đề về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các tổ trưởng chuyên môn để công tác bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn đúng hướng, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công việc.

- Xác định các nội dung bồi dưỡng: Hiệu trưởng xây dựng và tiến hành bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn theo kế hoạch năm học và theo từng tháng. Các hoạt động bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

a) Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho tổ trưởng chuyên môn để nâng cao nhận thức của người quản trị về sứ mệnh và trách nhiệm của mình. Hiệu trưởng cần thường xuyên nhắc nhở đội ngũ tổ trưởng chuyên môn gìn giữ

66

đạo đức nghề nghiệp, có lối sống lành mạnh trong sáng, nỗ lực trong việc quản trị, điều hành các hoạt động của tổ chuyên môn cho tốt.

b) Nâng cao năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản trị

cho tổ trưởng chuyên môn. Trọng tâm của công tác quản trị tổ chuyên môn là quản trị hoạt động dạy học, do đó Hiệu trưởng phải xem việc nâng cao năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn cho tổ trưởng chuyên môn là một việc làm thường xuyên; cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho tổ trưởng chuyên môn học tập nâng cao trình độ như tham gia đào tạo trên chuẩn, tham gia các chuyên đề bồi dưỡng,...

Tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn những năng lực chuyên môn cần thiết như sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT trọng dạy học và quản trị; nghiên cứu khoa học, ứng dụng các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn; nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học theo hướng đổi mới,...

Chỉ đạo tổ chức các hội thảo, chương trình tập huấn về chuyên môn cấp tổ, cấp trường và liên trường kết hợp với chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tự nghiên cứu tài liệu, tự học để cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn, về quản trị giáo dục hiện nay.

Hiệu trưởng tổ chức các đợt tham quan, tìm hiểu thực tế, học hỏi kinh nghiệm về công tác chuyên môn, hoạt động quản trị tổ chuyên môn với các trường THCS trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh.

c)Nâng cao năng lực, nghiệp vụ quản trị cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Đây là nội dung quan trọng cần được quan tâm thực hiện để khắc phục hạn chế đã chỉ ra trong phân tích thực tiễn. Để nâng cao năng lực quản trị các hoạt động cho tổ trưởng chuyên môn thì Hiệu trưởng cần trang bị cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các văn bản quy định về trách nhiệm, quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn, các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực quản trị nhà trường, quản trị hoạt động tổ chuyên môn.

67

theo chuyên đề cụ thể bắt đầu từ đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể về thời điểm, thời gian, nội dung và phương pháp như thế nào để có thể triển khai một cách đồng bộ và hệ thống. Trong đó cần lưu ý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động tổ chuyên môn và các hình thức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đối với tổ trưởng chuyên môn.

d) Bồi dưỡng các “kỹ năng mềm” đối với tổ trưởng chuyên môn

Ngoài các nội dung bồi dưỡng nêu trên, Hiệu trưởng cần chú ý bồi dưỡng những “kỹ năng mềm” đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm, kỹ năng quản trị thời gian, kỹ năng giải quyết các xung đột,… Các kỹ năng này có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả quản trị hoạt động của tổ trưởng chuyên môn vì vậy nếu tổ trưởng chuyên môn lĩnh hội tốt, vận dụng linh hoạt các kỹ năng này sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tập hợp lực lượng, định hướng dẫn dắt, tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ trưởng chuyên môn.

3.2.2.4.Điều kiện thực hiện

Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể tham gia quản lý bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn về các vấn đề hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Chú trọng quan tâm đến nội dung bồi dưỡng phát triển quy hoạch cán bộ quản lí nói chung và đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nói riêng trong kế hoạch chiến lược và kế hoạch của nhà trường hàng năm.

Tổ chức thực hiện khách quan, minh bạch trong việc quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của tổ trưởng chuyên môn.

Thường xuyên quan tâm, phát hiện và khích lệ sự sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giúp tổ trưởng chuyên môn tự tin đề xuất ý tưởng đổi mới trong hoạt động dạy học và giáo dục cũng như quản trị tổ chuyên môn.

Tạo điều kiện thuận lợi để tổ trưởng chuyên môn tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản trị, tự học, tự bồi dưỡng.

68

Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn cần nhận thức công tác tự bồi dưỡng, tự học để nâng cao nghiệp vụ và năng lực quản trị là yêu cầu bắt buộc để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên của tổ chuyên môn

3.2.4.1.Mục đích biện pháp

Giáo viên là lực lượng hoạt động trực tiếp thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường THCS, mặt khác hiệu quả của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đến đâu phụ thuộc vào năng lực của giáo viên. Vì vậy bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng nghiên cứu bài học về vai trò, bản chất, quy trình tổ chức nghiên cứu bài học cho giáo viên sẽ trực tiếp đem lại hiệu quả cao của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung

- Bồi dưỡng giáo viên kiến thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu bài học. Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu bài học trong hoạt động tổ chuyên môn.

- Bồi dưỡng giáo viên kỹ năng lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng trong tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

3.2.4.3.Cách thức thực hiện

- Khảo sát và đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong tổ, xác định nhu cầu cần bồi dưỡng về hoạt động nghiên cứu bài học của giáo viên. Phân loại nhu cầu để có cơ sở bồi dưỡng cho giáo viên chính xác các kiến thức về nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức hoạt động nghiên cứu bài học cho giáo viên: nghiên cứu các văn bản quy định của phòng Giáo dục và Đào tạo về hoạt động nghiên cứu bài học; xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng; lập các kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo nhu cầu, đáp ứng mục tiêu và thực hiện nội dung đã xác định; lập các kế hoạch cụ thể bồi dưỡng cùng các dự kiến về nguồn lực để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên.

69

- Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng. Thành lập nhóm tư vấn (gồm Ban giám hiệu và giáo viên cốt cán) cho các buổi hoạt động tổ chuyên môn, phân công giáo viên minh họa, tổ chức nhóm thiết kế bài học, dự giờ, thảo luận và vận dụng vào thực tế.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên về nội dung hoạt động nghiên cứu bài học, giúp họ hiểu mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu bài học là con đường để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

- Định hướng các ý kiến thảo luận tập trung vào vấn đề trọng tâm, các ý kiến không mang tính chỉ trích, áp đặt, chủ quan. Khi nhắc nhở nên hết sức nhẹ nhàng, tinh tế, vui vẻ, có thể hài ước, tạo không khí thoải mái.

- Hình thành và xây dựng kỹ năng lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, đặt mình vào vị trí giáo viên để có sự chia sẻ tích cực, tạo hứng thú cho giáo viên, giúp giáo viên vui vẻ nhận ra được những hạn chế của mình.

- Chỉ đạo tăng cường trao đổi giữa các tổ chuyên môn về hoạt động tổ

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)