Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt độngtổ chuyên môn theo

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 84 - 87)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt độngtổ chuyên môn theo

hướng nghiên cứu bài học

3.2.5.1. Mục đích biện pháp

Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của nhà trường THCS diễn ra trong một môi trường sư phạm là trường THCS. Nếu môi trường nhà trường tốt và mang tính sư phạm tạo điều kiện cho hoạt động tổ chuyên môn được tổ chức thuận lợi nhất thì hiệu quả của hoạt động tổ chuyên môn sẽ cao và năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong đó có năng lực dạy học, chất lượng dạy và học được nâng lên. Mục đích của biện pháp là hướng đến xây dựng nhà trường THCS, các tổ chuyên môn trong nhà trường thành môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Môi trường sư phạm ở đây bao gồm cả môi trường tâm lí tinh thần tạo động lực làm việc cho giáo viên và cả môi trường vật chất, cơ sở vật chất, kinh phí... cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng môi trường tâm lí - xã hội thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: văn hóa tổ chức giáo dục trong nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Xây dựng được quan hệ quản lý và quan hệ tốt giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường tổ chức hoạt động tổ chuyên môn

- Xây dựng môi trường vật chất đảm bảo cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong nhà trường.

3.2.5.3.Cách thức thực hiện:

Nhìn tổng thể để xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường theo hướng nghiên cứu bài học, người hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, xây dựng môi trường nhà trường để đồng thời tác động cả về nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ quản lý và giáo viên trong việc xây dựng sư phạm.

- Tạo sự thống nhất về quan điểm giáo dục trong hoạt động tổ chuyên môn hướng đến sự phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Xây dựng truyền thống tốt

75

đẹp ở các tổ chuyên môn và thực hiện các yếu tố văn hóa trong nhà trường, trong tổ chuyên môn.

- Xác định và đặt vị trí người học ở trung tâm của dạy và học. Đặt vị trí phát triển nghề nghiệp cho giáo viên là một mục đích khi tổ chức các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Nhà trường và các tổ chuyên môn chủ động đổi mới nội dung các hoạt động tổ chuyên môn như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá giáo viên, đổi mới công tác thi đua khen thưởng... trong nhà trường.

- Tạo không khí dân chủ, xây dựng văn hóa ứng xử, quan hệ quản lý tốt trong các tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn.

- Hình thành nề nếp hoạt động tổ chuyên môn, đẩy mạnh kỉ cương trong giảng dạy và trong các hoạt động chuyên môn hướng đến nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn và đặc biệt nâng cao năng lực của chính bản thân mỗi người giáo viên khi tham gia hoạt động tổ chuyên môn. Đây chính là quan hệ người - việc trong xây dựng văn hóa nhà trường của hoạt động tổ chuyên môn.

Xây dựng văn hóa nhà trường ở mỗi tổ chuyên môn, phải là sự kết hợp giữa tinh thần tự giác của mỗi giáo viên trong tổ cùng với uy quyền và kỉ luật của nhà trường và tổ chuyên môn,

Xây dựng được quan hệ quản lý và quan hệ tốt giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường tổ chức hoạt động tổ chuyên môn

- Hiệu trưởng tạo ra cơ chế phối hợp hoạt động tốt giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức khác trong nhà trường liên quan đến hoạt động tổ chuyên môn nhằm tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn.

- Hiệu trưởng cần trao đổi thống nhất với người đứng đầu các tổ chức đoàn thể, các phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường, thống nhất xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chuyên môn với nhau, với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giải quyết tốt các mối quan hệ đó nhằm thực hiện mục tiêu của từng bộ phận cũng như mục tiêu chung của nhà trường.

- Chi đoàn giáo viên là lực lượng nòng cốt trong tập thể sư phạm của nhà trường, là lực lượng xung kích đi đầu trong các hoạt động nói chung đặc biệt là hoạt

76

động tổ chuyên môn có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các tổ chuyên môn của nhà trường thực hiện các hoạt động chuyên môn của tổ khi có yêu cầu.

- Tổ chức công đoàn có chức năng động viên cán bộ công chức tham gia vào hoàn thành có hiệu quả hoạt động chuyên môn và quản lý hoạt động chuyên môn của tổ trong nhà trường.

- Với các tổ chuyên môn trong nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo các quan hệ phối hợp với các tổ theo hướng: chủ trì các hoạt động của tổ chuyên môn, phối hợp với các tổ chuyên môn khác, các bộ phận trong và ngoài nhà trường, thực hiện các hoạt động chuyên môn của tổ thuộc về các vấn đề liên môn giữa các môn học, các hoạt động giáo dục trong trường.

- Sau khi thống nhất quy chế phối hợp, hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện sự phối hợp giữa các tổ, các bộ phận trong nhà trường đối với hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Kết thúc năm học có sự đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường làm sao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường đạt hiệu quả cao, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Để tăng cường và đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cho hoạt động tổ chuyên môn

- Khảo sát và đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (phòng học trang thiết bị cho phòng học, phòng học bộ môn, thư viện...)

- Chỉ đạo mua sắm thiết bị mới, tu bổ sửa chữa cơ sở vật chất hư hỏng, tổ chức cuộc thi làm thiết bị đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu hoạt động tổ chuyên môn của các tổ trong nhà trường.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học cho hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Có sự thống nhất về nhận thức và trách nhiệm đối với cán bộ quản lý trường THCS và giáo viên về xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường theo hướng nghiên cứu bài học.

77

- Cung cấp các tri thức về văn hóa tổ chức giáo dục, văn hóa nhà trường cùng các văn bản pháp qui về vấn đề xây dựng môi trường sư phạm cho hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường phổ thông.

- Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xây dựng môi trường sư phạm tạo động lực cho cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)