Kết quả khảo nghiệm biện pháp quản trị hoạt độngtổ chuyên môn tạ

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 89 - 117)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm biện pháp quản trị hoạt độngtổ chuyên môn tạ

3.4.4.1.Tính cấp thiết của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo

hướng nghiên cứu bài học

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

T T Biện pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Điểm TB Xếp thứ SL % SL % SL % SL % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu bài học

80 2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng chuyên môn 17 63.0 8 29.6 2 7.4 0.0 3.56 3 3 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên

14 51.9 11 40.7 2 7.4 0.0 3.44 5

4

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tổ chuyên môn theohướng nghiên cứu bài học 16 59.3 9 33.3 2 7.4 0.0 3.52 4 5 Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 21 77.8 6 22.2 0.0 0.0 3.78 2 Trung bình 3.62 Rất cần thiết

81

Nhận xét:

Qua kết quả khảo nghiệm khẳng định các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đề xuất trong luận văn được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết với điểm trung bình X= 3.62 (min=1, max=4).

Cùng là ở mức độ rất cấp thiết nhưng mức độ cấp thiết của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường có sự khác nhau. Các biện pháp quản trị được đánh giá có mức độ cấp thiết cao hơn: Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu bài học (X= 3.81, xếp bậc 1/5); Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động

tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (X= 3.78, xếp bậc 2/5), ...

Các biện pháp quản trị được đánh giá có mức độ cấp thiết thấp hơn: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên (X= 3.44, xếp bậc 5/5); Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (X= 3.52, xếp bậc 4/5), ..

3.4.4.2.Tính khả thi của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo

hướng nghiên cứu bài học

Bảng 3.4.Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

T T

Biện pháp

Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

Không khả thi Điể m TB Xếp thứ SL % SL % SL % S L % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu bài học

82

T T

Biện pháp

Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

Không khả thi Điể m TB Xếp thứ SL % SL % SL % S L % 2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản trị hoạt động tổ chuyên hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng chuyên môn 15 55.6 9 33.3 3 11.1 0.0 3.44 2 3 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên

10 37.0 12 44.4 5 18.5 0.0 3.19 4 4 Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 6 22.2 7 25.9 1 0 37.0 4 14.8 2.56 5 5 Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài

83

T T

Biện pháp

Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

Không khả thi Điể m TB Xếp thứ SL % SL % SL % S L % học Trung bình 3.19 Khả thi Nhận xét:

Qua kết quả khảo nghiệm khẳng định các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đề xuất trong luận văn được đánh giá ở mức độ khả thi với điểm trung bình X= 3.19 (min=1, max=4).

Cùng là ở mức độ khả thi nhưng mức độ khả thi của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường có sự khác nhau. Các biện pháp quản trị được đánh giá có mức độ khả thi cao hơn: Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản trị hoạt động tổ chuyên hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng chuyên môn (X= 3.44, xếp bậc 2/5); Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên

môn theo hướng nghiên cứu bài học (X= 3.48, xếp bậc 1/5), ...

Các biện pháp quản trị được đánh giá có mức độ khả thi thấp hơn: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên (X= 3.19, xếp bậc 4/5); Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (X= 2.56, xếp bậc 5/5), ..

3.4.4.3.Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản trị

84

Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

TT Biện pháp quản trị Cần thiết Khả thi X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu bài học

3.81 1 3.26 3 2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản trị hoạt động tổ

chuyên hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng chuyên môn

3.56 3 3.44 2 3 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học

cho giáo viên 3.44 5 3.19 4

4 Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3.52 4 3.56 5 5 Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt

động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3.78 2 3.48 1

Trung bình 3.60 3.38

Nhận xét:

Các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đề xuất trong luận văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo 02 chỉ báo cấp thiết và khả thi. Để khẳng định mối quan hệ trên luận văn sử dụng công thức toán thống kê hệ số tương quan thứ bậc Spiecman r = 1 - để tính toán. Kết quả r +0,6. Kết luận: tương quan thuận và tương đối chặt chẽ có nghĩa là các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đề xuất có mức độ cấp thiết như thế nào thì cũng có mức độ khả thi tương đối phù hợp, như biện pháp

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên có mức độ cấp thiết X=3.44 xếp bậc 5/5 thì mức độ khả thi X=3.19 xếp bậc 4/5,…vv.

85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn tại trường THCS Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên luận văn đề xuất 05 biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:

1) Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu bài học

2) Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản trị hoạt động tổ chuyên hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng chuyên môn

3) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên

4) Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

5) Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết và khả thi cao của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau cho nên việc thực hiện đồng thời các biện pháp là cần thiết. Theo đó, nếu Hiệu trưởng nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu và vận dụng các biện pháp nêu trên một cách sáng tạo, linh hoạt sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Phân tích các tài liệu lí luận trong và ngoài nước, luận văn xác định cơ sở lí

luận của đề tài:

Hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học là hoạt động giải quyết các vấn đề về chuyên môn trong tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của nhà trường đặt ra đối với tổ chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng trường THCS là các hoạt động có định hướng, chủ đích của hiệu trưởng nhà trường thông qua lập kế hoạch (hoạch định), tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đến hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, chất lượng dạy và học và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng trường THCS bao gồm: Đổi mới giáo dục phổ thông; Văn bản quy định của các cấp quản trị về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Sự phát triển khoa học kỹ thuật và vận dụng vào dạy học trong nhà trường; Vấn đề hội nhập quốc tế trong dạy học và giáo dục; Nhận thức và năng lực lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường; Nhận thức và năng lực quản trị của tổ trưởng chuyên môn; Kiến thức và năng lực thực hiện hoạt động của giáo viên theo hướng nghiên cứu bài học; Môi trường nhà trường ủng hộ hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Việc sử dụng kết quả đánh giá thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học vào đánh giá giáo viên; Đổi mới dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường; Mong muốn phát triển nghề

87

nghiệp của giáo viên trong tổ chuyên môn; Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường.

Khảo sát 27 Cán bộ quản lí và giáo viên trường THCS Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học kết luận: Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được đánh giá thực hiện tập trung ở mức độ khá và thứ bậc các bước của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong nhà trường: 1- Thảo luận bài dạy minh họa; 2- Tiến hành giờ dạy minh họa và dự giờ; 3- Chuẩn bị bài dạy; 4- Áp dụng dạy học vào thực tiễn.

Quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của nhà trường được Cán bộ quản lí và giáo viên tập trung đánh giá ở mức độ khá. Thứ bậc nội dung quản trị hoạt động tổ chuyên môn: 1- Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ; 2- Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; 3- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 4- Lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Các yếu tố chủ quan và khách quan có mức độ ảnh hưởng rất nhiều đến quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của nhà trường, trong đó các yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan. Kết quả khảo sát là cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS Bình Minh, Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên theo hướng nghiên cứu bài học trong giai đoạn mới đổi mới giáo dục phổ thông.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn ở trường THCS Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên luận văn đề xuất 05 biện pháp quản trị quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu bài học; Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản trị hoạt động tổ chuyên hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng chuyên môn; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên; Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

88

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết và khả thi cao của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau cho nên việc thực hiện đồng thời các biện pháp là cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Khoái Châu:

- Cần tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản trị cho Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Tổ phó chuyên môn các nhà trường.

- Phát huy vai trò của đội ngũ Cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán trong huyện.

2.2. Đối với Cán bộ quản lí trường THCS Bình Minh của huyện Khoái Châu

- Chú trọng nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo niềm tin và động lực cho giáo viên khi tham gia hoạt động nghiên cứu bài học. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường.

- Chủ động xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ngay từ đầu năm học và công khai đến toàn thể giáo viên nhà trường.

- Tạo điều kiện và động viên tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán đi học tập kinh nghiệm, học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng,... về chuyên môn và năng lực quản lý.

- Có kế hoạch mời chuyên gia về tập huấn, tư vấn cho hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn, cho giáo viên trước và trong quá trình thực hiện hoạt động này.

- Bố trí nguồn ngân sách phù hợp để triển khai hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hiệu quả và thiết thực.

2.3. Đối với các tổ trưởng chuyên môn

- Chủ động, tích cực trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

89

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn chi tiết, cụ thể ngay từ đầu năm học đến tổ chuyên môn và giáo viên. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học của giáo viên.

- Đánh giá và kiến nghị kịp thời với Hiệu trưởng để có biện pháp điều chỉnh. - Khuyến khích giáo viên trong tổ thực hiện đổi mới hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

2.4. Đối với giáo viên

- Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nội dung kiến thức và phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức khác nhau và nhất là hoạt động nghiên cứu bài học.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2013), Tự điển Hán Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2. Phạm Đức Bách (2010), “Một số hình thức hoạt động tổ chuyên môn ở trường

THCS góp phần đổi mới phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục, (235), Hà Nội. 3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lí nhà trường, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn 5555/BGDĐT (ngày 8/10/2014) về hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn và đổi mới Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của trường Trung học phổ thông và trung tâm Giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Công văn 5512/BGD ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2020 về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trong trường học, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ

thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/6/2020), Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 89 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)