Mối quan hệ giữa các biện pháp quản trị hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 87 - 88)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản trị hoạt động của tổ chuyên môn

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng môi trường nhà trường THCS và tổ chuyên môn trong nhà trường để đảm bảo có môi trường tốt, thuận lợi cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản trị hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS Bình Minh huyện Khoái theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS Bình Minh huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Luận văn đề xuất 5 biện pháp quản trị hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THCS Bình Minh huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

a) Mỗi một biện pháp quản trị có vị trí riêng trong hệ thống các biện pháp đề xuất của luận văn.

Biện pháp 1: “Tổ chức nâng cao nhận thức, tạo động lực và niềm tin cho giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu bài học“ giúp cho giáo viên sẽ có cái nhìn đúng đắn về hoạt động nghiên cứu bài học, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng, có được niềm tin và động lực để sẵn sàng tự giác, tích cực và cống hiến hết mình khi tham gia các hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Biện pháp 2: “Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản trị hoạt động tổ chuyên hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng chuyên môn” là biện pháp quản trị hướng tới xây dựng và phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn vững vàng về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản trị đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Biện pháp 3:“Tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho giáo viên” nhằm bồi dưỡng năng lực về hoạt động nghiên cứu bài học cho Cán bộ quản

78

lí và giáo viên, giúp họ nắm bắt được mô hình hoạt động tổ chuyên môn mới, thấy được sự cần thiết và những lợi ích mà hoạt động tổ chuyên môn mới mang lại.

Biện pháp 4:“ Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn

theo hướng nghiên cứu bài học”giúp Hiệu trưởng quản trị tốt hơn hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực đội ngũ giáo viên và phẩm chất, năng lực học tập của học sinh; giúp Tổ trưởng chuyên môn có điều kiện theo dõi, đánh giá, điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn của từng giáo viên từ đó có các biện pháp quản trị đúng đắn nhất.

Biện pháp 5: “Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động tổ

chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” là biện pháp tạo ra môi trường thuận lợi về vật chất và tinh thần cho sự phát triển, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Đây là biện pháp tạo nền tảng hoạt động cho các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn đề xuất có hiệu quả cao.

Kết quả của từng biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác và tất cả cùng hướng tới mục tiêu quản trị hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn. Nếu thực hiện linh hoạt các biện pháp trên sẽ tạo được chuyển biến trong hoạt động quản trị tổ chuyên môn, nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục tại nhà trường.

b) 5 biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên sức mạnh của các biện pháp. Vì vậy khi thực hiện cần thực hiện đồng bộ các biện pháp mới nâng cao được chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và chất lượng dạy và học trong nhà trường THCS Bình Minh, Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS bình minh, khoái châu, hưng yên theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)