Khoản 5, 6 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 26 - 27)

Điều kiện kinh doanh là cơ sở pháp lý để cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì dựa vào đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chấp hành, cam kết thực hiện đúng điều kiện kinh doanh, đồng thời tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp và xử lý vi phạm.35 Thực tiễn thực hiện pháp luật trong những năm qua cho thấy, các điều kiện kinh doanh đã trở thành những rào cản hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời, tạo ra những kẽ hở pháp luật để một số công chức tư lợi. Thực trạng này phần lớn là do không có một nguyên tắc chung trong việc thiết lập mới, sửa đổi các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp.36

Luật Đầu tư 2014 quy định: “Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 được quy định tại các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh” và “Điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trái với quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.” Như vậy, kể từ ngày 1/7/2016, chỉ có các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Điều ước quốc tế mới được quy định điều kiện kinh doanh. Việc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh là trái với các quy định quản lý Nhà nước. Thực chất quy định này đã có từ Luật Doanh nghiệp 2005 (khoản 5 Điều 7) nhưng các điều kiện kinh doanh do các chủ thể không có thẩm quyền ban hành vẫn cứ thế được áp dụng trong suốt những năm qua.

Đến thời điểm trước ngày 1/7/2016, còn hàng loạt vấn đề gây tranh cãi liên quan đến Nghị định của các Bộ ngành. Đơn cử như Bộ Giao thông vận tải giữ nguyên quan điểm quy định 5 năm kể từ ngày được cấp phép, doanh nghiệp phải báo cáo với Bộ về việc phát triển đội máy bay vì cho rằng kinh phí đầu tư hạ tầng sân bay rất lớn, nguồn vốn khó khăn nên cần phải có sự phát triển đội máy bay phù hợp với định hướng đầu tư hạ tầng sân bay; hay Nghị định 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí gas yêu cầu doanh nghiệp phải có 100.000 vỏ bình trong khi tại một cuộc hội thảo lấy ý kiến do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức trước đó, hàng loạt doanh nghiệp gas nhỏ lẻ, tại vùng sâu, vùng xa đã phải lặn lội đường xa để xin được tiếp tục kinh doanh; hoặc điều kiện kinh doanh 35 Trần Thị Bảo Ánh và Nguyễn Thị Yến (2012), “Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, số 4/2012, tr. 16

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w