Nguyễn Như Chính, tlđd (47), tr

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 55 - 59)

KẾT LUẬN

Quyền tự do kinh doanh là một trong số các quyền cơ bản của con người. Như các quyền tự do khác, quyền tự do kinh doanh là một quyền tự do nằm trong khuôn khổ của pháp luật; bởi bên cạnh bảo đảm quyền tự do cho mỗi cá nhân, pháp luật còn phải bảo đảm quyền tự do của cá nhân này không ảnh hưởng đến quyền tự do của các cá nhân khác. Quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý rộng, bao quát các quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản; quyền tự do thành lập doanh nghiệp (trong đó bao hàm quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, lựa chọn mô hình doanh nghiệp); quyền tự do hợp đồng; quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật; quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp.91

Tự do kinh doanh thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, bảo đảm vấn đề dân chủ và an ninh quốc gia. Một khi có tự do kinh doanh, các chủ thể kinh doanh sẽ được thỏa sức sáng tạo phương thức kinh doanh, đầu tư nâng cao công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm và cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cơ chế bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Cách thức duy nhất để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh là khiếu nại và khởi kiện theo quy định pháp luật.

Đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Quyền tự do kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014” phân tích một vài vụ việc cụ thể trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đồng thời học hỏi kinh nghiệm lập pháp trong Luật Công ty 2006 Vương quốc Anh trên góc độ 3 quyền: quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, quyền tự do thành lập doanh nghiệp và quyền tự chủ tổ chức, quản lý của công ty cổ phần.

Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một quyền Hiến định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, được thể chế hóa tại Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đúng tinh thần của Hiến pháp, BLHS 2015 đã bỏ quy định về tội danh kinh doanh trái phép. Dù vậy, trên thực tế, quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh bị vi phạm khá nghiêm trọng trong các quy định về điều kiện kinh doanh. Ngay cả trong cải cách được cho là mang tính cách mạng - không ghi ngành nghề kinh doanh lên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - vẫn hạn chế quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

Bên cạnh đó, các cải cách của pháp luật hiện hành về quyền tự do thành lập doanh nghiệp (rút ngắn thời gian gia nhập thị trường, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, quy định thông thoáng hơn về tên doanh nghiệp; quy định tự do lựa chọn và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp) chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong 91 Bùi Ngọc Cường, tlđd (3), tr. 23

đợi vì sự chồng chéo giữa Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chuyên ngành cùng với sự hiểu sai và áp dụng sai luật của một bộ phận cán bộ công chức Nhà nước. Việc lựa chọn và chuyển đổi loại hình công ty của các chủ thể kinh doanh vẫn còn gặp nhiều hạn chế vì những quy định còn bỏ ngỏ của pháp luật.

Vấn đề quyền tự chủ tổ chức, quản lý của công ty cổ phần được thể hiện qua mô hình quản trị công ty và cơ chế thông qua quyết định. Mô hình quản trị đơn hội đồng còn tỏ ra chưa thu hút các nhà đầu tư, các chủ công ty trong bối cảnh vai trò của Ban kiểm soát còn mang nặng tính “hình thức” trong các công ty cổ phần ở Việt Nam. Việc giảm tỷ lệ thông qua quyết định của công ty cổ phần mặc dù phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng lại có ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số.

Từ các lý do trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp 2014, bao gồm:

- Thứ nhất, cần có sự tương thích giữa Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật chuyên ngành trong quản lý đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh của ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, cần chỉ định cụ thể cơ quan chủ quản (Bộ, cơ quan ngang Bộ) đối với lĩnh vực nhất định để có thể dễ dàng quy kết trách nhiệm khi có sự cố xảy ra;

- Thứ hai, để bảo đảm các quy định của pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm túc và chính xác, cần đặt ra mức chế tài phù hợp đối với các cán bộ, công chức Nhà nước, cũng như các chủ thể kinh doanh. Đồng thời, mở rộng tuyên truyền, phổ biến ý thức tìm hiểu pháp luật đến tất cả mọi người dân;

- Thứ ba, một số kiến nghị liên quan đến các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, về: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều kiện kinh doanh; tên doanh nghiệp; lựa chọn và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; mô hình quản trị công ty cổ phần; và cơ chế thông qua quyết định trong công ty cổ phần.

Trên đây là toàn bộ công trình nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Quyền tự do kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014”. Tác giả đã thực hiện đề tài bằng khả năng của mình, do đó có thể đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong sẽ được nhận sự thông cảm từ quý thầy cô Hội đồng giám khảo cũng như quý bạn đọc. Xin trân trọng cám ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Văn bản quy phạm pháp luật A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Không số) ngày 15/4/1992;

2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Không số) ngày 28/11/2013;

3. Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005; 4. Bộ Luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015;

5. Bộ luật Hình sự (Luật số 15/1999/QH10) ngày 21/12/1999 sửa đổi bổ sung theo Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

6. Bộ luật Hình sự (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

7. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 17/2008/QH12) ngày 3/6/2008;

8. Luật Cán bộ, công chức (Luật số 22/2008/QH12) ngày 13/11/2008; 9. Luật Công ty (Luật số 47-LCT/HĐNN8) ngày 21/12/1990;

10. Luật Chứng khoán (Luật số 70/2006/QH11) ngày 29/6/2006 sửa đổi bổ sung bởi Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010;

11. Luật Doanh nghiệp (Luật số 60/2005/QH11) ngày 29/11/2005; 12. Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014; 13. Luật Đầu tư (Luật số 59/2005/QH11) ngày 29/11/2005;

14. Luật Đầu tư (Luật số 67/2014/QH13) ngày 26/11/2014; 15. Luật Đấu thầu (Luật số 43/2013/QH13) ngày 26/11/2013; 16. Luật Khiếu nại (Luật số 02/2011/QH13) ngày 11/11/2011;

17. Luật Luật sư (Luật số 65/2006/QH11) ngày 29/6/2006 sửa đổi bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

18. Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005;

19. Luật Tố tụng hành chính (Luật số 93/2015/QH13) ngày 25/11/2015; 20. Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 15/2012/QH13) ngày 20/6/2012; 21. Nghị quyết số 144/2016/QH13 của Quốc hội ngày 29/6/2016 về việc lùi hiệu

lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra Hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016;

22. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

23. Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2006 về quy định chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011; 24. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/04/2010 về đăng ký

25. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

26. Nghị định số 155/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2013 về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư;

27. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về Lựa chọn nhà thầu;

28. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp;

29. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/6/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

30. Nghị định số 60/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/7/2016 về quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; 31. Nghị định số 63/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/7/2016 về quy định về

điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

32. Nghị định số 65/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/7/2016 về quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; 33. Thông tư số 15/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 12/9/2012 về quy định về

điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

34. Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch ngày 1/10/2014 về hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 55 - 59)

w