Trần Huỳnh Thanh Nghị (2015), “Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 và việc cải thiện thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 4/2015, tr

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 52 - 53)

86 “7 bộ quản lý 1 cây xúc xích: doanh nghiệp kêu khó thở”, http://vov.vn/kinh-te/7-bo-quan-ly-1-cay-xuc-xich-doanh-nghiep-keu-kho-tho-342098.vov, truy cập 27/06/2016 xich-doanh-nghiep-keu-kho-tho-342098.vov, truy cập 27/06/2016

phối hợp với chính quyền địa phương liên tục và có hiệu quả để ngăn chặn sai phạm và khắc phục hậu quả nếu có.87

Tên doanh nghiệp

Cần sớm ban hành văn bản pháp luật giải thích cụ thể thế nào là truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để việc đặt tên của các doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam có thể bổ sung quy định không cho doanh nghiệp sử dụng danh tiếng cá nhân (kể cá tên cá nhân chưa được bảo hộ) đặt tên doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định như Luật Công ty 2006 chẳng hạn.

Mở rộng quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp và quy định cụ thể hơn về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Để chủ thể kinh doanh có thêm lựa chọn về loại hình kinh doanh, giải pháp tốt nhất cho các khiếm khuyết của công ty hợp danh theo quy định của pháp luật hiện hành là thiết kế quy chế pháp lý riêng cho CTHD và công ty hợp vốn đơn giản với tư cách là hai hình thức công ty khác biệt thay vì nhập lại thành một như hiện nay; đồng thời mở rộng phạm vi chủ thể thành lập CTHD cho cả pháp nhân. Bên cạnh đó, cần thiết kế đầy đủ các giải pháp đối với việc chuyển đổi hình thức công ty.88

Về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2014 cần quy định thêm về điều kiện chuyển đổi (đặc biệt là các điều kiện về vốn thực góp). Đồng thời cho phép chuyển đổi DNTN thành CTCP cùng hướng dẫn thủ tục chuyển đổi thay vì phải đi “đường vòng” từ DNTN chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty TNHH chuyển đổi thành CTCP gây tốn kém cho chủ thể kinh doanh. Cùng với đó, pháp luật cần hướng dẫn thêm các điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chú trọng đến bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi, tránh để trường hợp doanh nghiệp lợi dụng hình thức chuyển đổi để trốn tránh trách nhiệm dân sự.

Mô hình quản trị công ty cổ phần

Mô hình quản trị đơn hội đồng là mô hình quản trị khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, quá trình áp dụng mô hình quản trị đơn hội đồng sẽ gặp khó khăn trong thực tiễn khi thực tế 10 năm áp dụng mô hình quản trị đa hội đồng, vai trò của Ban kiểm soát vẫn còn mờ nhạt, mang tính hình thức. Theo tác giả, để mô hình quản trị đơn hội đồng có thể thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, các nhà quản lý CTCP, Chính phủ nên ban hành một Nghị định hướng dẫn chi tiết về cách thức đặt ra các quyền lợi, nghĩa vụ, vai trò, cách thức hoạt động của 87 Trần Thị Bảo Ánh và Nguyễn Thị Yến, tlđd (35), tr. 16

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 52 - 53)

w