Phạm Duy Nghĩa, tlđd (75), tr

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 47 - 50)

triệu tập trong trường hợp họ không nhận được sự phối hợp của công ty. Giả sử họ triệu tập được cuộc họp nhưng HĐQT không duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ thì không tiến hành cuộc họp trong trường hợp này được.

Hội đồng quản trị

Khoản 5 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nếu Chủ tịch không triệu tập họp HĐQT theo đề nghị thì người đề nghị có quyền thay thế HĐQT triệu tập họp HĐQT. Trong trường hợp này, nếu số phiếu thông qua và không thông qua nghị quyết như nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của bên nào?

Khoản 2 Điều 162 quy định trường hợp các hợp đồng, giao dịch phải được HĐQT chấp thuận thì thành viên có lợi ích liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó sẽ không có quyền biểu quyết. Vậy trong trường hợp công ty có 5/7 thành viên HĐQT có lợi ích liên quan đến hợp đồng nên không có quyền biểu quyết trong cuộc họp. Để cuộc họp tiến hành hợp pháp thì phải có ít nhất 5 người đi họp, trong đó xác suất 5 người không có lợi ích liên quan có mặt là rất cao. Trường hợp chỉ tính những người được quyền biểu quyết thì khi 2 người còn lại trong HĐQT biểu quyết tán thành, họ sẽ đạt tỷ lệ 100% nhưng lại không đạt được tỷ lệ thông qua quyết định mà Luật yêu cầu là trên một nửa số người dự họp. (Nếu có đầy đủ 7 người họp thì chỉ đạt 2/7 tán thành). Trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?

Bên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng trình tự, thủ tục ra quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT chỉ phù hợp với CTCP cỡ lớn còn đối với CTCP có 3 – 10 cổ đông thì quy định về ĐHĐCĐ chỉ mang tính hình thức vì với số lượng ba cổ đông trong một công ty, rất khó áp dụng các túc số luật định để đáp ứng các yêu cầu tiến hành họp hay thông qua các quyết định.78

2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp 2014

2.4.1 Sự tương thích giữa Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản phápluật chuyên ngành luật chuyên ngành

Luật Doanh nghiệp 2014 là đạo luật quan trọng điều chỉnh về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc thù, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp lại không phải là Cơ quan đăng ký kinh doanh. Có thể lấy ví dụ một số trường hợp dưới đây:

- Quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thương mại (Điều 7 Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 về “Quy định chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở 78 Nguyễn Đình Tài (2014), “Luật Doanh nghiệp: những quy định cần sửa đổi”, Tạp chí Tài chính, số 9 (2014), tr. 44

giao dịch hàng hóa” được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011);

- Quá trình thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thức sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Khoản 2 Điều 34 Luật Chứng khoán (Luật số 70/2006/QH11) ngày 29/6/2006 sửa đổi bổ sung bởi Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 (Luật Chứng khoán 2006));

- Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sẽ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động; giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 59 Luật Chứng khoán 2006);

- Sở Tư pháp sẽ là nơi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty. (Điều 35 Luật Luật sư (Luật số 65/2006/QH11) ngày 29/6/2006 sửa đổi bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012)…

Trong một số trường hợp, vì tính chất đặc thù, một số ngành nghề còn đặt thêm điều kiện cản trở quyền tự do kinh doanh, cụ thể là quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh như các điều kiện được đặt ra đối với nhà thầu ở Luật đấu thầu đã được phân tích ở mục 2.1.2.

Về bản chất, các quy định này đều hợp lý khi các cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp cấp Giấy phép thành lập cho các chủ thể kinh doanh đặc biệt. Dù vậy, vì Giấy phép thành lập đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên các chủ thể kinh doanh này không phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư dẫn đến tình trạng Luật Doanh nghiệp bị “lấn sân” bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành. Hiện nay chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành với cơ quan đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và đầu tư, dễ phát sinh những bất cập không đáng có trong việc quản lý các chủ thể này sau đăng ký: trường hợp nếu một doanh nghiệp vừa kinh doanh chứng khoán và kinh doanh xây dựng thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?

Việc các cơ quan chuyên ngành quản lý doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù là đúng đắn và cần thiết nhưng thiết nghĩ chức năng đăng ký kinh doanh phải được “trả lại” cho đúng cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014; các cơ quan chuyên ngành sẽ tập trung vào các điều kiện hoạt

động trong lĩnh vực mình phụ trách. Đồng thời, cần quy định thêm về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này với cơ quan đăng ký kinh doanh để việc kiểm tra giám sát hoạt động cấp phép và sau cấp phép các chủ thể đặc biệt được tiến hành hiệu quả.

2.4.2 Cơ chế thực thi Luật Doanh nghiệp 2014

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Để bảo đảm các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và quản lý doanh nghiệp, Nhà nước cần có một cơ chế giám sát quá trình thực thi pháp luật doanh nghiệp và các pháp luật chuyên ngành đối với cán bộ, công chức thực hiện quá trình này. Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định chung chung về nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ được giao như “thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao”79 cùng với các chế tài chung khi xử lý vi phạm đối với các đối tượng này: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, buộc thôi việc,…

Thực tế có rất nhiều cán bộ, công chức quan liêu, nhũng nhiễu, gây khó cho doanh nghiệp để kiếm lợi riêng. Nguyên nhân là do tư duy quản lý ôm đồm, áp đặt vẫn còn khá phổ biến ở các ngành, các cấp; đồng thời, việc cải cách thủ tục hành chính là tự cắt bỏ quyền và lợi ích do thủ tục hành chính hiện hành mang lại, điều này dễ gặp phải sự chống đối từ phía một bộ phận cán bộ, công chức Nhà nước.80

Hơn nữa, luật chưa có các quy định về chế tài đủ sức răn đe với những cán bộ, công chức đã và đang có những hành vi sai trái, lệch lạc với đường lối chính sách quản lý của Nhà nước. Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, tránh những vụ việc đáng tiếc như vụ quán café Xin chào, thiết nghĩ Chính phủ cần có một cơ chế giám sát, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về mặt công vụ, bảo đảm tất cả các cán bộ, công chức Nhà nước phải hiểu và áp dụng đúng pháp luật.

Đối với tổ chức, cá nhân khác trong xã hội

Để pháp luật thực sự bảo vệ quyền lợi của người dân trong mọi hoạt động xã hội nói chung và hoạt động thành lập, quản lý doanh nghiệp nói riêng, bên cạnh việc các cơ quan quản lý Nhà nước phải chấp hành đúng pháp luật thì ý thức của người dân, các nhà đầu tư, chủ thể kinh doanh cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Không ít các cổ đông thiểu số81 vẫn chưa ý thức được quyền quản trị công ty của mình. Họ quan niệm việc quản trị công ty nằm trong tay những người quản lý công ty, trong khi các nghĩa vụ của người quản lý công ty trong Luật Doanh nghiệp 79 Khoản 1 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 47 - 50)

w