Ngô Huy Cương (2009), “Khái niệm công ty hợp danh tại Luật Doanh nghiệp năm 2005”, Nghiên cứu lập pháp, số 11(148), tr

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 53 - 55)

thành viên độc lập HĐQT như một Điều lệ mẫu mà các CTCP có thể noi theo. Các quy định này cần thống nhất với tinh thần chung của Luật Doanh nghiệp 2014, tránh để tình trạng văn bản dưới Luật trái với Luật.

Nếu lần lượt đặt vị trí của ĐHĐCĐ, HĐQT và Ban Kiểm soát trong tương quan so sánh với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của một quốc gia thì để đạt được cơ chế đối trọng “tam quyền phân lập”, thiết nghĩ nên để kiểm soát viên được nắm giữ chức vụ quản lý hoặc có thể có các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn của thành viên độc lập, tức là không có bất cứ lợi ích nào liên quan đến công ty, ngoại trừ tiền phụ cấp cho công việc kiểm soát. Cần bổ sung cơ chế buộc thực thi các kiến nghị hợp lý của Ban kiểm soát; cho phép Ban kiểm soát có quyền nhân danh công ty kiện HĐQT, người quản lý hoặc các cổ đông khác, nếu xét thấy cần thiết, để bảo vệ quyền và lợi ích chung của cổ đông và công ty.

Cơ chế thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Khi các tỷ lệ triệu tập và thông qua quyết định của CTCP giảm xuống, vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số cần được quan tâm hơn cả. Hiện tại, các Nghị định hướng dẫn thi hành của Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn còn bỏ ngỏ cơ chế bầu dồn phiếu. Đây là một thiếu sót bởi cơ chế bầu dồn phiếu là cách mà các cổ đông thiểu số có thể đưa “người của mình” vào trong HĐQT, tham gia đóng góp ý kiến trong các quyết định điều hành công việc của công ty.

ĐHĐCĐ bất thường do nhóm cổ đông triệu tập trong trường hợp họ không nhận được sự phối hợp của công ty cần được quy định trình tự thủ tục riêng. Trong tình huống này, Luật nên cho phép cuộc họp ĐHĐCĐ do nhóm cổ đông nhỏ triệu tập sẽ được mặc định thông qua chương trình và nội dung họp; đồng thời Luật nên nâng cao tỷ lệ % số cổ phần phổ thông mà cổ đông, nhóm cổ đông nhỏ lẻ sở hữu lên một mức cao hơn (ví dụ như 20%, 30%,…) để tránh tình trạng có quá nhiều cuộc triệu tập bởi cổ đông thiểu số.

Cơ chế thông qua quyết định của Hội đồng quản trị

Về quy định tại khoản 5 Điều 153, cần sửa đổi quy định này thành “Quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên họp chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tọa họp HĐQT”89.

Trường hợp quyền biểu quyết của thành viên HĐQT có lợi ích liên quan đến giao dịch của công ty, để tránh tình huống khó xử được nêu ở mục 2.3.2.2, “có lẽ trong tình huống này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thiếu mất 4 chữ “có quyền biểu 89 “Dự thảo báo cáo tổng hợp rà soát pháp luật kinh doanh”, Tài liệu liên quan của Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi được đăng tải trên website duthaoonline.quochoi.vn.

quyết” trong cụm từ “thành viên dự họp” mà Luật đã quy định như vậy đối với cuộc họp ĐHĐCĐ”90.

Về trường hợp CTCP chỉ có ba cổ đông hay một con số khác khó chia, tác giả cho rằng Luật nên có một tỷ lệ biểu quyết riêng như tỉ số 1/3 hay 2/3 chẳng hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Quyền tự do kinh doanh là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung, trong đó có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, quyền tự do thành lập doanh nghiệp, quyền tự chủ tổ chức, quản lý của công ty cổ phần.

Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những cải cách mạnh mẽ, mở rộng quyền tự do kinh doanh của tất cả mọi thành phần trong xã hội nhưng khi đi vào thực tế thực hiện, các quy định của Luật vẫn bộc lộ những khiếm khuyết chưa được cải cách triệt để. Nguyên nhân này một phần xuất phát từ bản thân Luật Doanh nghiệp, một phần từ sự chưa tương thích của các văn bản luật chuyên ngành và do ảnh hưởng từ những người áp dụng pháp luật trong thực tế (bao gồm cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước và các chủ thể kinh doanh).

Trong chương này, tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị cho Luật Doanh nghiệp 2014 trong vấn đề thực thi cũng như vấn đề chỉnh lý, sửa đổi, bổ

sung nhằm củng cố, hoàn thiện hơn chế định quyền tự do kinh doanh./.

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 53 - 55)

w