Khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 60 Hoàng Anh Tuấn, tlđd (56), tr

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 39 - 40)

số cổ phần đã đăng ký mua nhưng vẫn bán lại cho người khác để chuyển đổi loại hình công ty thì vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào.

Trên thực tế, sự phức tạp nảy sinh khi nộp hồ sơ chuyển đổi công ty, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu giải trình việc giảm vốn điều lệ từ 100 tỷ xuống 15 tỷ. Vì pháp luật doanh nghiệp hiện nay không đề cập đến điều kiện chuyển đổi công ty từ CTCP sang công ty TNHH đã dẫn đến không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nên trường hợp doanh nghiệp không giải trình được thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đặt ra nghi vấn là có phải doanh nghiệp đang tìm cách làm giảm trách nhiệm hay không? Hơn nữa, cơ quan đăng ký kinh doanh luôn có xu hướng chọn giải pháp an toàn trong trường hợp pháp luật quy định không rõ thì “cấm” hoặc “lách luật” tùy thuộc vào mức độ “thiện chí” của doanh nghiệp.61

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi loại hình công ty là chuyển đổi phương thức hoạt động của công ty, còn các mối quan hệ giữa công ty với bên thứ ba như người lao động hay chủ nợ vẫn giữ nguyên như cũ.62 Nhưng với điều kiện chuyển đổi không rõ ràng như pháp luật hiện nay, việc bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba với công ty chuyển đổi là một vấn đề đáng lo ngại trong trường hợp công ty lợi dụng việc chuyển đổi để giảm vốn điều lệ của công ty.

2.3 Quyền tự chủ tổ chức, quản lý của công ty cổ phần2.3.1 Mô hình quản trị công ty 2.3.1 Mô hình quản trị công ty

2.3.1.1 Mô hình quản trị công ty cổ phần theo quy định của pháp luật

Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 dẫn đến ba mô hình quản trị, bao gồm: (i) Mô hình thứ nhất: ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban kiểm soát (bắt buộc) và Giám đốc/Tổng giám đốc; (ii) Mô hình thứ hai: ĐHĐCĐ, HĐQT và Giám đốc/Tổng giám đốc. Việc có hay không Ban kiểm soát là do công ty quyết định. Mô hình này áp dụng cho công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty; (iii) Mô hình thứ ba: ĐHĐCĐ, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này có ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT.

Quy định trên là thành quả của các nhà lập pháp Việt Nam sau quá trình học hỏi các mô hình quản trị công ty cổ phần trên thế giới và thực tế 10 năm áp dụng mô hình quản trị đa hội đồng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Ở Luật Doanh nghiệp 2005, CTCP chỉ được tổ chức theo mô hình ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm 61 “Dự thảo báo cáo tổng hợp rà soát pháp luật kinh doanh”, Tài liệu liên quan của Dự thảo Luật doanh nghiệp sửa đổi được đăng tải trên website duthaoonline.quochoi.vn

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w