Khoản 2 Điều 208 Luật Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 51 - 52)

Điều kiện kinh doanh

Mặc dù Luật doanh nghiệp đã được ban hành từ cuối năm 2014 nhưng đến đầu năm 2016, khi Chính phủ quyết liệt yêu cầu, các Bộ ngành mới thực sự tích cực vào cuộc tiến hành rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết và xây dựng các văn bản hướng dẫn về thủ tục, điều kiện kinh doanh. Để bảo đảm các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thực hiện quyền tự do kinh doanh, tránh các Nghị định “Tám không”, thiết nghĩ cần phải có thời gian cho phản biện xã hội rộng rãi. Chính phủ cần có cơ chế để cộng đồng các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan, tổ chức và nhân dân tăng cường giám sát, phản biện quá trình thực hiện các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, kịp thời phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, loại bỏ các quy định bất hợp lý, không phù hợp về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Số lượng ngành nghề kinh doanh cùng với điều kiện kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều, thể hiện ở đa dạng các hình thức: giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, yêu cầu xác nhận vốn pháp định, ký quỹ, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động của doanh nghiệp… tạo thêm chi phí tốn kém cho doanh nghiệp (chi phí chính thức lẫn chi phí phi chính thức).85 Trong một hoạt động kinh doanh lại có nhiều điều kiện chồng chéo nhau; đơn cử như lĩnh vực sản xuất thực phẩm lại có đến bảy bộ quản lý: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công thương và Bộ Công an.86 Thế nhưng khi xảy ra tình trạng thực phẩm “bẩn” tràn lan như hiện nay, việc quy trách nhiệm cho từng bộ lại hết sức khó khăn. Nếu tách riêng chức năng quản lý của từng bộ, có thể mỗi bộ đã không hoàn thành hết nhiệm vụ của mình nhưng khi quy kết trách nhiệm lại không thể chỉ ra một bộ ngành cụ thể.

Do đó, các Nghị định được ban hành phải xác định rõ điều kiện, hồ sơ, thủ tục đơn giản cho chủ thể kinh doanh, hạn chế chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Việc loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý là nhất thiết phải cương quyết loại bỏ, không để tồn tại tình trạng nâng cấp cơ học từ Thông tư thành Nghị định. Với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau, cần quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động quản lý ngành nghề kinh doanh mà mình là chủ quản. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp liên quan, đồng thời

85 Trần Huỳnh Thanh Nghị (2015), “Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 và việccải thiện thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 4/2015, tr. 47

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 51 - 52)

w