Mai Xuân Hợi (2015), “Một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng cơ chế thực thi Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Nghề luật, tháng 11/2015, tr

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 50 - 51)

2014”, Tạp chí Nghề luật, tháng 11/2015, tr. 24

81 Về vấn đề định nghĩa cổ đông thiểu số, xem tại Bùi Xuân Hải (2010), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễnvề bảo vệ cổ đông thiểu số”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2010, tr. 24-32 về bảo vệ cổ đông thiểu số”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2010, tr. 24-32

2014 về trung thực, trung thành, cẩn trọng… “được quy định rất chung chung, mơ hồ và rất khó có thể được hiểu để áp dụng đúng đắn trong thực tiễn”82 (xem thêm các Điều 72, 96, 160 Luật Doanh nghiệp 2014).

Cùng với đó, một số người dân chưa thực sự hiểu rõ về các quy định của pháp luật. Cụ thể về vụ việc quán café Xin Chào, ông Tấn đã tiến hành kinh doanh khi chưa đăng ký kinh doanh, vi phạm nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Việc tìm hiểu và nắm rõ các quy định pháp luật là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân. Do đó, cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi đăng ký kinh doanh và tăng cường các chế tài xử phạt khi doanh nghiệp kê khai không trung thực các thông tin trong đăng ký kinh doanh.

2.4.3 Kiến nghị khác

Không bắt buộc phải ghi ngành nghề kinh doanh lên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay Điều lệ doanh nghiệp

“Khi xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề kinh doanh cũng ngày một đa dạng và phong phú, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh vừa phải tạo cơ hội cho các chủ thể kinh doanh, vừa phải đảm bảo công tác quản lý Nhà nước để tránh việc doanh nghiệp vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến lợi ích xã hội.”83 Rõ ràng, phương thức quản lý ghi ngành nghề kinh doanh vào Điều lệ doanh nghiệp thay vì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một bước tiến chưa thuyết phục của Luật Doanh nghiệp 2014 mặc dù cách làm như trên bảo đảm công tác quản lý Nhà nước, nhưng lại chưa thực sự tạo cơ hội cho chủ thể kinh doanh.

Thiết nghĩ để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp này, nhà làm luật nên bỏ ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cả Điều lệ doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mục đích của mình, miễn là pháp luật không cấm. Mục đích quản lý Nhà nước sẽ được thực hiện ở khâu “hậu kiểm”, theo đúng tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014 “các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp”84. Đồng thời, cần xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn của Luật Doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục đích ban đầu của Nghị quyết số 59/NQ-CP của Chính phủ ngày 7/8/2015 “Về việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư”.

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 50 - 51)

w