Trích một phần nội dung liên quan đến phân tích quy định về ĐHĐCĐ và HĐQT đối với CTCP nhỏ (3-10 thành viên) trong bài viết Nguyễn Đình Tà

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 69 - 71)

HĐQT đối với CTCP nhỏ (3-10 thành viên) trong bài viết Nguyễn Đình Tài (2014), “Luật Doanh nghiệp: những quy định cần sửa đổi”, Tạp chí Tài chính số 9 (2014), trang 44-45.

Trong số các loại hình doanh nghiệp (DN) mà nhân loại biết đến, thì CTCP là một loại hình hiện đại nhất, tiên tiến nhất, nhiều "công năng" nhất song cũng phức tạp nhất về mặt tổ chức và vận hành. Luật DN (2005) và các dự thảo sửa đổi Luật này đã dành hẳn một chương lớn với nhiều quy định chi tiết về CTCP (Chương 4, từ Điều 77 đến Điều 129, Luật DN 2005). Đáng tiếc là hầu hết các quy định chỉ "dùng được" cho các CTCP "kích cỡ" lớn, nghĩa là CTCP có số cổ đông từ 50-100 trở lên, còn đối vói các CTCP quy mô gia đình, từ 3-10 cổ đông thì nhiều trong chúng chỉ mang tính hình thức, hay nói cách khác là "có mà không để làm gì".

Chưa có cuộc khảo sát, điều tra thực tế nào kiểm nghiệm tính đúng đắn của nhận định trên, cho nên, tác giả sẽ chứng minh khẳng định này từ một số quan sát, trải nghiệm thực tiễn và lập luận logic của vấn đề. Ví dụ minh họa sau đây:

Giả sử một CTCP chỉ có 03 cổ đông cá nhân A, B và C (đều có quyền bỏ phiếu) với tổng vốn điều lệ là 100 triệu đồng và tỷ lệ cổ phần tương úng của A, B và C là 75%, 15% và 10% và cổ đông A là Chủ tịch ĐHĐCĐ.

Khi đó, theo quy định của Luật DN, ĐHĐCĐ của Công ty này sẽ bao gồm 03 cổ đông A, B và C; Hội đồng quản trị cũng sẽ có 03 vị (nói chung là 3 cổ đông trên vì hiếm khi công ty loại này thuê người ngoài làm thành viên hội đồng quản trị). Theo Luật, quyết định của ĐHĐCĐ dựa vào tỷ lệ vốn của từng cổ đông, còn quyết định của hội đồng quản trị theo đầu người, nghĩa là mỗi thành viên một lá phiếu.

Trong trường hợp này, sẽ xảy ra những điều "kỳ cục" liên quan đến việc tổ chức họp ĐHĐCĐ và hội đồng quản trị: cổ đông A với số cổ phần 75% có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ mà không cần B và C đồng ý. Cổ đông A này, theo luật, có thể tự họp "một mình" và tự thông qua tất cả các quyết định mà không phạm Luật. Cũng theo Luật DN, cổ đông B hoặc C cũng đều có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ, vì có số vốn từ 10% trở lên. Nếu cổ đông A không đến, nếu triệu tập lần 2 cổ đông A vẫn không đến dự, thì bên B và C họp với nhau hoặc thậm chí từng người tự họp "một mình" nếu người kia không đến và có thể quyết định mọi việc, kể cả phế truất Chủ tịch ĐHĐCĐ, mà không cần quan tâm đến tỷ lệ vốn bao nhiêu.

Còn đối với hội đồng quản trị, theo Khoản 8 Điều 112, "Cuộc họp của hội đồng này được tiến hành khi có từ 3/4 số thành viên trờ lên dự họp". Nếu vậy, chỉ cần bất kỳ một thành viên nào trong số 3 vị này "tẩy chay" cuộc họp thì hội đồng quản trị sẽ không bao giờ tổ chức được cuộc họp thành công. Ngoài ra, do mỗi thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết, cho dù sở hữu bao nhiêu phần trăm cổ phần đi nữa, nên nếu B và C liên kết với nhau thì họ đều có thể quyết định các vấn đề nhờ cơ chế "quá bán", trong khi đó A chiếm 75% vốn điều lệ.

Ví dụ nêu trên, có thể xảy ra đối với hầu hết các CTCP có ít cổ đông (dưới 10 cổ đông) và nó cũng giải thích nguyên nhân vì sao rất nhiều DN mang danh là CTCP nhưng quản lý theo kiểu "gia đình" hay cùng lắm như công ty TNHH quy mô nhỏ.

Dự thảo Luật DN (sửa đổi) mới nhất, tuy cũng đã điều chỉnh tỷ lệ dự họp hợp lệ xuống 51% lần 1 và 33% lần 2 song vẫn không giải quyết được những tình huống "kỳ cục" nêu trên. Chúng tưởng như vô hại nhưng khi phát sinh mâu thuẫn hay tranh chấp trong các CTCP nhỏ thì lại trờ thành chuyện lớn!

Quyền lực trong CTCP, theo Luật DN, được phân định cho ĐHĐCĐ và hội đồng quản trị theo nguyên tắc: Quyền lớn hơn, quan trọng hơn thì giao ĐHĐCĐ, các quyền còn lại giao hội đồng quản trị. Như vậy, giả sử để bán chiếc ô tô tải của công

ty có giá 510 triệu đồng (lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty) thì một mình cổ đông A quyết. Bởi vì, vị này nắm 75% vốn. Còn nếu chiếc ô tô đó có giá 490 triệu đồng thì hai cổ đông B và C liên kết với nhau, có thế bán được vì thẩm quyền bán tài sản dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thuộc hội đồng quản trị - nơi hai vị này nắm 2 phiếu biểu quyết (mặc dù họ chỉ sở hữu có 25% vốn điều lệ).

Ở những CTCP lớn, có vốn đến hàng trăm nghìn tỷ thì việc một nhóm người quyết định "số phận" cả một khối tài sản quá lớn dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, ngoài quy định về tỷ lệ vốn tương đối, Luật cần bổ sung quy định tuyệt đối, tức là phải khống chế giới hạn giá trị tài sản được phép xử lý đối với hội đồng quản trị./.

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 69 - 71)

w