Văn Đại (2014), Luật Hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận bản án Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, tr 139-

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 29 - 30)

nghiệp hiện nay xuất phát từ thời điểm có hiệu lực của hai đạo luật này cách nhau hơn một năm (1/1/2017 và 1/7/2015).

Về quy định của Luật Đấu thầu, “theo cách hiểu chung nhất thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đấu thầu được coi là một công cụ quan trọng giúp chủ đầu tư, bên mời thầu có thể lựa chọn được người cung cấp hàng hóa, dịch vụ tốt nhất.”42 Vì vậy, đánh giá hồ sơ dự thầu là một bước quan trọng trong quy trình lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm là một trong các điều kiện để nhà thầu và nhà đầu tư trúng gói thầu. Cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đối với hồ sơ dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa yêu cầu: (i)

Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu; (ii) Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu; và (iii) Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.43 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm: (i) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu; (ii) Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu; (iii) Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu.44 Tùy theo các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau mà yêu cầu đưa ra cho các nhà thầu khác nhau.

Điều đáng nói ở đây là để đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự hay năng lực sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến gói thầu, nhà thầu bắt buộc phải hoạt động trong lĩnh vực này trước đó một thời gian nhất định; trong khi tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014 là doanh nghiệp được quyền thay đổi ngành nghề kinh doanh đã

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w