Điể ma khoản 4 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 30 - 32)

đăng ký trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp không bị hạn chế trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, yêu cầu về kinh nghiệm năng lực như trên của Luật Đấu thầu 2013 đã phần nào ngăn cản quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bởi với quy định như trên, ngay từ bước chuẩn bị hồ sơ mời thầu, bên mời thầu đã loại bỏ các nhà thầu không hoạt động trong lĩnh vực của gói thầu. Mặc dù việc đưa ra các yêu cầu là nhằm bảo đảm chất lượng người cung cấp dịch vụ, hàng hóa, nhưng với phương thức quy định như vậy, rõ ràng Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đấu thầu 2013 chưa có sự tương thích về quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

2.2 Quyền tự do thành lập doanh nghiệp2.2.1 Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2.2.1 Thủ tục thành lập doanh nghiệp

2.2.1.1 Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Thời hạn và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Nhằm thể chế hóa quyền tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2014 đã rút ngắn thời gian, trình tự thực hiện thủ tục đăng ký, gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Nếu như dưới sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005, thời hạn để được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thì nay chỉ còn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trước đây, đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, kể cả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi và không quy định rõ thời gian làm việc của cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này đã được Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ: việc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ thể đăng ký chỉ phải nộp một bộ hồ sơ với các giấy tờ kèm theo đã được quy định rõ tại các Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014 đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân (DNTN), CTHD, công ty TNHH và CTCP. Bộ hồ sơ này không yêu cầu doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện kinh doanh tại thời điểm thành lập doanh nghiệp như chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận vốn pháp định,… Quy định cần phải có một số điều kiện như bản sao chứng chỉ hành nghề của người quản lý và xác nhận về vốn pháp định tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Doanh nghiệp 2005 đã tỏ ra chưa hợp lý, ít có hiệu lực quản lý Nhà nước nhưng lại gây ra nhiều khó khăn,

tốn kém không cần thiết cho các nhà đầu tư và thành lập doanh nghiệp mới. Luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định này và chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Cơ quan Đăng ký kinh doanh không được quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật. Cách quản lý trên bảo đảm thuận tiện cho doanh nghiệp, phù hợp với định hướng “đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân”45.

Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Các khái niệm “hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”, “cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” và “cơ sở dữ liệu quốc gia” được định nghĩa lần đầu tiên tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về “Đăng ký doanh nghiệp” (Nghị định 43/2010/NĐ-CP). Lúc này, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử yêu cầu có chữ kí điện tử hoặc nếu không có chữ kí điện tử thì thủ tục khá lòng vòng, gây mất thời gian46; đồng thời, thông tin thay đổi của doanh nghiệp không được cập nhật vào hệ thống. Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức ghi nhận Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hạ tầng kỹ thuật hệ thống. Doanh nghiệp phải thông báo công khai thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia (gồm thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài); nội dung đăng ký doanh nghiệp được thay đổi; mẫu con dấu và quyết định giải thể. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý doanh nghiệp của Nhà nước “tạo thuận lợi cho việc tra cứu thống nhất và dễ dàng các thông tin về doanh nghiệp cũng như giảm tải các công việc giấy tờ của các cơ quan Nhà nước, từ đó phục vụ doanh nghiệp tốt hơn”47.

Dựa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Điều này giúp rút ngắn thủ tục cho chủ thể đăng ký kinh doanh khi kết hợp đồng thời các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng lý lao 45 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, tr. 250

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w