10. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4. Phương pháp, hình thức đánh giá học sinh
a. Các phương pháp ĐGHS
Việc xác định đúng mục tiêu, nội dung ĐG chỉ đạt được kết quả mong muốn khi xác định đúng phương pháp ĐG. Phương pháp ĐG có tác động trở lại đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, vừa đảm bảo phát huy tắnh tắch cực, chủ động của HS trong học tập vừa ĐG đúng chất lượng học tập bộ môn.
Có nhiều cách phân loại các phương pháp ĐGHS, tùy theo góc độ xem xét và mục tiêu phân loại. Chúng ta có thể phân loại các phương pháp ĐGHS theo cách thực hiện KT, ĐG là quan sát, vấn đáp và viết.
- Phương pháp quan sát: giúp ĐG các thao tác, hành vi, phản ứng vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kĩ năng vềnhận thức.
- Phương pháp vấn đáp: có tác dụng tốt để ĐG khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần KT, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại.
- Phương pháp viết: thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có nhiều ưu điểm như: cho phép KT nhiều thắ sinh một lúc; cho phép thắ sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; có thể ĐG một số loại tư duy ở mức độ cao; cung cấp các bản ghi trả lời của thắ sinh để nghiên cứu kĩ khi chấm; dễ QL vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh KT. Loại ĐG viết được chia thành hai nhóm chắnh là nhóm các câu hỏi tự luận và nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Để tổ chức ĐGHS theo mục tiêu đề ra, GV có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với hình thức KT, ĐG hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp.
b. Hình thức ĐGHS
Căn cứ vào mục đắch ĐG, người ta sử dụng các hình thức ĐG sau:
quan trọng nào đó giúp cho GV nắm được tình hình những kiến thức liên quan có trong HS, những điểm HS nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết... để quyết định cách dạy cho thắch hợp.
- Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp những thông tin ngược để GV và HS kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận xét kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.
- Đánh giá tổng kết tiến hành khi kết thúc môn học, khóa học bằng những kì thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với mục tiêu đề ra.
- Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng của quá trình ĐG. Dựa vào những định hướng trong khâu ĐG, GV quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ HS hoặc giúp đỡ chung cả lớp về những thiếu sót phổ biến hoặc những sai sót đặc biệt.
Hoạt động KT, ĐG đảm bảo mục tiêu khi phối hợp tốt các phương pháp và hình thức KT, ĐG; kết hợp ĐG định lượng và định tắnh; kết hợp giữa ĐG của GV với tự ĐG của HS.
Hiện nay ở trường tiểu học quy định các hình thức ĐGHS là ĐG thường xuyên (ĐGTX) và ĐG định kì (ĐGĐK) kết quả học tập của HS.