10. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý hoạt động đánh giá học sinh
tiểu học
a. Mục đắch của biện pháp
Giúp cho các nhà QL biết cách xây dựng kế hoạch ĐGHS của cả năm học và các học kỳ trong năm học một cách cụ thể, rõ ràng, khoa học, phù hợp thực tế nhà trường. Kế hoạch thể hiện mục tiêu rõ ràng, xác định được nguồn lực, thời gian, không gian cần thiết cho việc hoàn thành mục tiêu đánh giá.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng kế hoạch, HT có khả năng bố trắ, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận và từng thành viên trong nhà trường một cách rõ ràng, phù hợp. Trong công tác chỉ đạo thực hiện tốt việc QL, KT, giám sát, động viên khuyến khắch để HĐĐG được tiến hành đúng tiến độ và kịp thời điều chỉnh những
thiếu sót. Tạo được sự thống nhất theo định hướng, mục tiêu đề ra, đồng thời hoạt động ĐGHS được thực hiện thường xuyên, liên tục để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời về phương pháp dạy học, GD nhằm nâng cao chất lượng GD HS.
b. Nội dung và tổ chức thực hiện *Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch
- Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo tắnh pháp quy; phù hợp điều kiện môi trường bên trong nhà trường bao gồm đội ngũ GV, HS, CSVC - trang thiết bị hỗ trợ hoạt động ĐGHS, chất lượng hiệu quả đào tạo trong những năm học trước, năng lực tài chắnh của nhà trường; phù hợp điều kiện môi trường bên ngoài nhà trường, sự phối hợp của PHHS trên địa bàn trường.
- Kế hoạch phải tạo được sự đồng thuận cao của tập thể cán bộ GV nhà trường.
- Kế hoạch phải có tắnh khả thi cao.
Để việc xây dựng kế hoạch ĐGHS trong nhà trường đạt hiệu quả, nhà trường cần tiến hành:
- HT phân công nhiệm vụ cho PHT chuyên môn đảm nhận việc xây dựng kế hoạch ĐGHS.
- PHT cần căn cứ vào văn bản hướng dẫn của ngành về quy định ĐGHSTH trong thời điểm hiệnnay; căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch.
- Tổ chức họp giao ban giữa HT và PHT để trao đổi, thống nhất về kế hoạch.
- Tổ chức họp liên tịch nhà trường bao gồm HT, PHT, các tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận trong trườngđể thảo luận về kế hoạch. Sau đó triển khai thực hiện trong cuộc họp chuyên môn toàn trường.
*Hoàn thiện công tác tổ chức
- Công bố cho từng thành viên liên quan trong kế hoạch biết được nhiệm vụ của mình để họ chủ động thực hiện đảm bảo hoạt động ĐGHS diễn ra tốt nhất.
- Phân công thành viên hỗ trợ GV trong việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ ĐGHS như người quản lý máy chiếu, người quản lý phòng máy để GV biết và tiện cho việc liên hệ khi cần thiết.
Để công tác tổ chức HĐĐGHS trong nhà trường đạt hiệu quả, HT cần thực hiện các công việc sau:
- HT công khai và công bố việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tập thể cụ thể, rõ ràng, phù hợp đặc điểm tình hình nhà trường, năng lực cá nhân, thông qua các quyết định.
- Tổ chức những buổi họp chuyên môn theo đặc điểm của từng nhóm thành viên có nhiệm vụ liên quan với nhau đến HĐĐGHS để các thành viên thảo luận nội dung, cách thức tiến hành sao cho thuận lợi nhưng hiệu quả nhất. Qua đó, họ sẽ nắm bắt
được công việc mình phải làm là gì, họ phải làm như thế nào để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả nhất.
*Tăng cường công tác chỉ đạo
- Công tác chỉ đạo của HT phải thường xuyên, liên tục và nhất quán. Định hướng công việc rõ ràng, không chồng chéo, tạo điều kiện cho các thành viên nhà trường phát huy năng lực của bản thân trong HĐĐGHS hiện nay.
- Phải biết điều chỉnh, định hướng tốt nhất, kịp thời nhất khi có sai sót hoặc chưa phù hợp thực tiễn.
Để công tác chỉ đạo HĐĐGHS trong nhà trường đạt hiệu quả, nhà trường cần tiến hành:
- Hiệu trưởng cần phải phân công người phụ trách chắnh trong mỗi nhóm nhiệm vụ để họ triển khai, báo cáo tiến độ và kết quả trong quá trình thực hiện với HT. Thông qua đó, HT sẽ nắm bắt được tiến trình thực hiện hoạt động ĐGHS. Chẳng hạn, HT phân công PHT phụ trách chuyên môn chỉ đạo kế hoạch ĐGHS trong trường, nhân viên kế toán phụ trách mảng kinh phắ cho HĐĐGHS, GV tin học phụ trách các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ HĐĐGHS.
- Tổ chức họp giao ban định kì hoặc đột xuất khi có những bất thường giữa HT và các bộ phận liên quanđến HĐĐGHS để HT theo dõi, giám sát chặt chẽ và ra quyết định phù hợp để hoạt động diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch đã xây dựng.
*Tăng cường công tác kiểm tra
- Triển khai kế hoạch kiểm tra, chế độ báo cáo ngay từ đầu năm học đến toàn thể
các thành viên có liên quan trong HĐĐGHS.
- Trong khi kiểm tra, người kiểm tra cần có thông tin phản hồi đến người được kiểm tra kịp thời nhất, chắnh xác nhất để họ phát huy những việc đã làm tốt và điều chỉnh những thiếu sót.
- Thống nhất nội dung, quy trình KT, ĐG một cách phù hợp, khách quan và có tác dụng khuyến khắch GV, HS tham gia hoạt động ĐGHS.
- Nội dung kiểm tra bao gồm xây dựng kế hoạch, thành lập tổ chức, bồi dưỡng nhận thức, năng lực thực hiện; tổ chức các hoạt động giảng dạy và các hoạt động giáo dục khácnhằm thực hiện tốt hoạt động ĐGHSTH trong bối cảnh hiện nay.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động ĐGHS theo định kì. Bên cạnh đó, định kì hàng tháng, hàng quý, nhà trường kiểm tra, thông báo các bộ phận về tiến độ và hiệu quả thực hiện hoạt động ĐGHS của GV nhằm đảm bảo kế hoạch hoàn thành đúng tiến độ và cần tuyên dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể thực hiện tốt và hiệu quả hoạt động ĐGHS.
địa phương. Nội dung thi đua cần gắn với hoạt động của HS, của GV.
- Thực hiện nghiêm túc việc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ HĐĐGHS. Bên cạnh đó, nhà trường cần chú trọng việc nêu gương, nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong HĐĐGHS.
Để công tác kiểm tra HĐĐGHS trong nhà trường đạt hiệu quả, nhà trường cần tiến hành:
- HT xây dựng kế hoạch kiểm tra, chế độ báo cáo một cách khoa học, phù hợp về hoạt động ĐGHS và triển khai trong cuộc họp hội đồng sư phạmđầu năm học.
- Xây dựng kế hoạch KT hoạt động ĐGHS của nhà trường, trong kiểm tra chú ý cả việc ĐGTX trong giảng dạy chắnh khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động GD khác của GV. Việc KT có thể thông qua dự giờ, thao giảng, ĐG việc tổ chức các hoạt động nhằm hình thành NL, PC cho HS.
- Người thực hiện công tác KT đúng kế hoạch. Sau khi KT cần phân tắch nguyên nhân, đưa ra những định hướng khắc phục hợp lý để giúp người được KT điều chỉnh kịp thời.
- HT tiến hành sơ kết, ĐG rút kinh nghiệm sau mỗi đợt KT trong cuộc họp Hội đồng sư phạm hàng tháng; sơ kết, tổng kết việc thực hiện hoạt động này để chia sẻ, rút kinh nghiệm nhằm góp phần hoàn thiện quy trình QLHĐĐGHS trong trường.
- Xây dựng bổ sung tiêu chắ ĐG thi đua (khen thưởng, phê bình) việc thực hiện
HĐĐGHS vào quy chế thi đua của nhà trường một cách cụ thể, chi tiết. Căn cứ vào quy chế thi đua, kịp thời động viên những GV thực hiện tốt và phê bình GV thực hiện chưa tốt.
- Xây dựng bổ sung kinh phắ khen thưởng cho hoạt động ĐGHS vào quy chế chi tiêu nộibộ của nhà trường.